Con tôm là thế mạnh của các tỉnh ĐBSCL nhưng người nuôi tôm cũng nhiều phen lao đao vì dịch bệnh.

Con tôm là thế mạnh của các tỉnh ĐBSCL nhưng người nuôi tôm cũng nhiều phen lao đao vì dịch bệnh.

Bộ Tài chính vừa công bố dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp trong giai đoạn 2011 - 2013

Đây là thông tin gây nhiều chú ý trong dư luận bởi là một nước nông nghiệp nhưng nông dân nước ta vẫn luôn phải đối mặt với rủi ro từ thiên tai, dịch bệnh...

 

 

 

Hộ nghèo miễn phí tới 100%

 
Một trong những nội dung của dự thảo được nhiều người quan tâm là quy định những hộ nghèo sản xuất nông nghiệp khi tham gia chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp sẽ được hỗ trợ 90% - 100% phí bảo hiểm. Những hộ nông dân, cá nhân không thuộc diện nghèo được hỗ trợ 60% - 70% phí bảo hiểm. Tổ chức sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ 50% phí bảo hiểm.
 
Nguồn lực hỗ trợ gồm ngân sách Trung ương và các địa phương. Theo dự thảo, có 3 đối tượng được bảo hiểm gồm: cây trồng là cây lúa; vật nuôi trâu, bò, heo, gia cầm; thủy sản (gồm cá tra, cá basa, tôm sú, tôm chân trắng)...
 
Cũng theo dự thảo này, các loại thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trong nông nghiệp như: bão, lũ lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại, sương giá... và dịch bệnh như cúm đối với gia cầm; dịch tai xanh đối với heo; bệnh lở mồm long móng đối với gia súc; bệnh thủy sản đối với tôm, cá tra; dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá đối với cây lúa... sẽ được ưu tiên bảo hiểm.
 
Doanh nghiệp bảo hiểm được phép thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp có trách nhiệm áp dụng các sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp, bao gồm quy tắc, biểu phí bảo hiểm, mức trách nhiệm bảo hiểm theo hướng đa dạng hóa như: bảo hiểm đơn hiểm họa, bảo hiểm đa hiểm họa, bảo hiểm theo chỉ số sản lượng, bảo hiểm theo chỉ số thời tiết... Đối với các sản phẩm bảo hiểm theo chỉ số, bồi thường bảo hiểm được dựa trên chỉ số thời tiết, dịch bệnh, sản lượng có mối tương quan với thiệt hại.
 
Giảm bớt rủi ro
 
Bộ Tài chính cho rằng thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp nhằm góp phần bảo đảm an sinh xã hội nông thôn, nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường bảo hiểm và giúp người dân sản xuất nông nghiệp chủ động khắc phục thiệt hại do hậu quả của thiên tai, dịch bệnh.
 
 Phó Chủ tịch Hội Nông dân VN, ông Nguyễn Duy Lượng, cho rằng bảo hiểm nông nghiệp càng làm sớm càng tốt cho nông dân và hội ủng hộ chính sách này. Việc nông dân mua bảo hiểm cho cây trồng, vật nuôi sẽ phần nào giảm sự bấp bênh, rủi ro khi xảy ra thiên tai địch họa, dịch bệnh vốn xuất hiện nhiều ở VN. Tuy nhiên, theo ông Lượng, trước mắt cần tiến hành thí điểm để rút kinh nghiệm từ thực tế, tránh việc bị lợi dụng hoặc không sát với sản xuất của người dân.
 
Cũng theo ông Lượng, chính sách bảo hiểm nông nghiệp đã được áp dụng từ rất lâu tại nhiều quốc gia và đã phát huy hiệu quả. Hiện nhiều nước châu Âu đã thực hiện trên diện rộng. Ở Đông Nam Á, Philippines cũng đã tiến hành thực hiện bảo hiểm nông nghiệp... Tuy nhiên, điều đáng nói là các nước đều xem bảo hiểm nông nghiệp không phải là dịch vụ kinh doanh thuần túy và thường có sự tài trợ rất lớn của nhà nước (ở Mỹ mức hỗ trợ lên đến 50%)...
 
Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản VN (Vasep), cũng cho biết VN có nền sản xuất nông nghiệp lớn mà đến nay mới tính đến thí điểm bảo hiểm nông nghiệp là muộn. “Nhất là với sản xuất nông nghiệp lớn như nuôi cá tra, tôm sú... thì việc bảo hiểm là tối cần thiết để giảm thiểu những thiệt hại bất thường” – ông Dũng nói. Tuy nhiên, ông Dũng cũng băn khoăn việc triển khai trong thực tế cũng sẽ nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp.
 
                                                                                 Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục