Nhà máy xi măng Hòa Bình công suất 1.500 tấn clanker/ngày đêm chuẩn bị khánh thành.

Nhà máy xi măng Hòa Bình công suất 1.500 tấn clanker/ngày đêm chuẩn bị khánh thành.

(HBĐT) - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bất động sản An Thịnh Vũ Duy Bổng phấn khởi cho biết: Đã có nhiều nhà đầu tư làm ăn thành công tại tỉnh Hòa Bình. Công ty là nhà đầu tư và kinh doanh hạ tầng KCN Lương Sơn với quy mô 230 ha.

 

Giai đoạn 1 được thực hiện trên diện tích 71,2 ha đã hoàn thành đầu tư hạ tầng đồng bộ kỹ thuật, thu hút được 18 dự án đầu tư, trong đó có 4 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn 13,5 triệu USD và gần 850 tỷ đồng, đã có 07 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh là: Dự án sản xuất hàng may mặc xuất khẩu của Công ty TNHH Seyoung INC, sản xuất thiết bị nguồn viễn thông của Công ty TNHH Dongah Elecomm Việt Nam, sản xuất ắc quy của Công ty TNHH Ắc quy Kukje, sơ chế nông sản và sản xuất cháo Bát Bảo của Chi nhánh Công ty TNHH Minh Trung, sản xuất chế biến lâm sản của Công ty TNHH phát triển và tài nguyên rừng Hoà Bình, sản xuất kính cường lực của Công ty cổ phần Techno đã đi vào hoạt động. Qua đó đã đóng góp một số sản phẩm mới cho ngành công nghiệp như: thiết bị nguồn, ắc quy, kính cường lực, sản phẩm cháo ăn liền... giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, chủ yếu là lao động địa phương. Công ty đang tập trung triển khai đầu tư hạ tầng phần mở rộng KCN, tăng cường chăm sóc và thu hút thêm các dự án có giá trị gia tăng cao để nâng cao hiệu quả đóng góp NSNN và đã tổ chức khởi công dự án khách sạn 4 sao có tổng vốn đầu tư 240 tỷ đồng tại khu vực cảng Nghiêng và dự án Khu đô thị cảng Chân dê, TP Hòa Bình.

 

Huyện Lương Sơn hội tụ nhiều điều kiện để tạo ra sự phát triển mạnh mẽ. Sau khi 5 xã của huyện sáp nhập về Hà Nội và huyện Kỳ Sơn, huyện Lương Sơn lại tiếp nhận thêm 7 xã của huyện Kim Bội phần lớn đều nằm trên tuyến đường Hồ Chí Minh - trục giao thông động lực kinh tế của tỉnh. Lương Sơn có 2 tuyến giao thông động lực là QL 6 và đường Hồ Chí Minh, tiếp giáp với các vùng trọng điểm thu hút đầu tư của thành Hà Nội. Tiếp đến là có vùng tài nguyên khoáng sản dồi dào để phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Núi non hùng vĩ, thiên nhiên mây nước và bản sắc dân tộc đậm đà là thế mạnh của huyện. Cả tỉnh có 8 khu công nghiệp thì Lương Sơn đã có 3 khu công nghiệp nằm trong quy hoạch các KCN Quốc gia. Lương Sơn đang thực sự là điểm đến của các nhà đầu tư. Vùng đất anh hùng của ngõ của tỉnh đang bứt phá vươn lên.

 

Đồng chí Bí thư Huyện ủy huyện Lương Sơn Trần Đăng Ninh phác họa bức tranh KT-XH của huyện với những con số thật ấn tượng: 5 năm qua, kinh tế tăng trưởng bình quân đạt 17,3%. Cơ cấu kinh tế Nông lầm nghiệp chiếm 25,8%; công nghiệp- xây dựng chiếm 43,1%; dịch vụ chiếm 31%. Thu nhập bình quân đầu người từ 5,5 triệu đồng (2005) lên 17,1 triệu đồng. Thu ngân sách Nhà nước đạt 90 tỷ đồng, gấp 5 lần 2005. Tỷ lệ hộ nghèo 7%, giảm 15% so với năm 2005. Huyện Lương Sơn đang dẫn đầu cả tỉnh về nhiều lĩnh vực. Cả tỉnh có 269 dự án đầu tư thì huyện Lương Sơn đã có kho ảng 80 dự án. Năm 2009, có 15 dự án được cấp giấy CNĐT, chiếm 2/3 số lượng dự án đăng ký đầu tư trên địa bàn tỉnh. Vùng Nam Lương Sơn đang trở thành mảnh đất màu mỡ để phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng với 3 dự án sản xuất xi măng công suất vài triệu tấn đang được gấp rút triển khai, chỉ trong năm 2010 sẽ đưa nhà máy xi măng Hòa Bình đi vào hoạt động. Số doanh nghiệp thành lập mới tăng nhanh, quy mô, năng lực đầu tư không ngững phát triển, hiện có 319 doanh nghiệp với số vốn đăng ký trên đăng ký 1400 tỷ đồng và 58 triệu USD.  Mỗi năm giải quyết việc làm cho 3576 lao động, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế 3%/năm. Tỷ lệ lao động năm 2010 khối nông nghiệp chiếm 60%, khối công nghiệp xây dựng dịch vụ 40%.

 

Huyện Lương Sơn đang có sự thay đổi lớn trong tư tưởng lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các mục tiêu KT-XH. Nhận thức về chuyển đổi kinh tế, thu hút đầu tư từ huyện xuống cơ sở đang bắt nhập với yêu cầu phát triển. Cán bộ, đảng viên đoàn kết thống nhất xây dựng quê hương. Huyện đã phối hợp khá tốt với các sở ngành chức năng triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư triển khai dự án, phần lớn cán bộ đảng viên ở cơ sở đều nhận thức chủ trương chuyển đổi kinh tế của huyện và tích cực ủng hộ. Quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội đã định hình. Thị trấn Lương Sơn sẽ được nâng cấp lên thành thị xã trong tương lai gần. Nhiều nơi chuẩn bị thành thị tứ. Đối với lĩnh vực thương mại, huyện đang triển khai các chương trình chuyển đổi ngành nghề cho nông dân bị thu hồi đất, chú trọng phát triển các loại hình du lịch trang trại, sinh thái, hệ thống dịch vụ tại các KCN nâng cao mức sống cho nhân dân trong vùng.

 

Kinh tế nông nghiệp, tư duy sản xuất mới đang chuyển biến mạnh tại hầu hết các xã, thị trấn. Các sản phẩm nông nghiệp của huyện như rau an toàn, trồng su su lấy ngọn, lặc lày, rau ngót, rau muốn, măng luồng đã cung cấp cho thị trường Hà Nội mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha. Các xã Hòa Sơn, Tân Vinh, Nhuận Trạch, thị trấn Lương Sơn, Cư Yên, Tiến Sơn đang đổi thay từng ngày. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Lương Sơn đang nỗ lực phấn đấu thực hiện mục tiêu: Đến năm 2015 trở thành động lực kinh tế của tỉnh.

                                                                                                        

                                                                                    Lê Chung

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục