Tại Tân Lạc, nuôi bò nhốt chuồng theo hướng sản xuất hàng hóa là định hướng được nhiều hộ chăn nuôi lựa chọn

Tại Tân Lạc, nuôi bò nhốt chuồng theo hướng sản xuất hàng hóa là định hướng được nhiều hộ chăn nuôi lựa chọn

(HBĐT) - Theo Nghị quyết số 04/NQ-HU của Huyện uỷ Tân Lạc về phát triển chăn nuôi trâu bò hàng hoá giai đoạn 2006 – 2010, toàn huyện sẽ đẩy mạnh chăn nuôi trâu bò theo hướng sản xuất hàng hoá nhằm đưa ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi trâu bò nói riêng trở thành ngành sản xuất chính. Đến nay, huyện Tân Lạc đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết

 

Để Nghị quyết số 04/NQ-HU đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả, ngay từ đầu năm 2007, UBND huyện Tân Lạc đã xây dựng kế hoạch và tích cực chỉ đạo thực hiện. Một trong những động thái đầu tiên là điều tra, khảo sát quy hoạch vùng chăn nuôi, chuyển một phần đất bồi, bưa bãi và ruộng cấy bấp bênh sang trồng các loại cây làm thức ăn cho trâu bò như cỏ voi, cỏ ghinê, cỏ VAO6, mía… Chính quyền địa phương cũng đồng thời huy động nguồn vốn từ các chương trình, dự án cho người dân vay để đầu tư chăn nuôi trâu bò với các hình thức linh hoạt như Ngân hàng bò, Quỹ bò… Ngoài ra, nhiều lợi thế tài nguyên trước kia bị lãng phí đã được tận dụng khai thác, như: sử dụng diện tích đất chưa sản xuất để trồng cỏ kết hợp chăn thả tại chỗ, kết hợp sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có với nguồn phế phụ phẩm của ngành trồng trọt như rơm rạ, cây ngô, dây khoai lang, thân lạc, cây đậu… Đặc biệt, điều đáng ghi nhận là chủ trương xoá bỏ tập quán chăn thả, chuyển sang hình thức chăn dắt và nhốt chuồng đã được nhiều hộ chăn nuôi nghiêm túc thực hiện, tạo tiền đề tốt cho quá trình chuyển từ chăn nuôi quảng canh sang chăn nuôi hàng hoá.

 

Giải quyết vấn đề nâng cao chất lượng đàn, huyện Tân Lạc đã tập trung mạnh vào kế hoạch cải tạo chất lượng giống. Đối với bò, đã áp dụng phương thức loại thải những con đực giống không đủ tiêu chuẩn, dùng con đực giống lai Sind lai với bò cái vàng địa phương. Đối với trâu, huyện có cơ chế hỗ trợ người chăn nuôi chọn những con trâu đực, trâu cái nền đủ tiêu chuẩn để làm giống. Sau hơn 4 năm thực hiện, kết quả là thể trạng đàn trâu bò của huyện đã được cải thiện đáng kể, trọng lượng bình quân của đàn trâu đạt gần 280 kg/con, trọng lượng bình quân của đàn bò đạt gần 240 kg/con. Hiện, tổng đàn trâu bò của huyện Tân Lạc đạt khoảng 21.000 con, tỷ trọng ngành chăn nuôi đạt trên 30% trong cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp toàn huyện, gần tương đương với tổng giá trị ngành trồng trọt.

 

Bà Đặng Thị Kem, Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện Tân Lạc nhìn nhận: Tín hiệu đáng mừng là trên địa bàn huyện đã xuất hiện những trang trại chăn nuôi quy mô lớn, các mô hình chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá như mô hình nuôi trâu bò vỗ béo tại xã Thanh Hối đã bước đầu được nhân rộng ra nhiều nơi, nhiều địa phương trong và ngoài huyện đã đến thăm quan học tập. Nhìn chung sau 4 năm thực hiện Nghị quyết 04/NQ-HU, ngành chăn nuôi trâu bò của huyện đã có nhiều khởi sắc, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp huyện nhà./.

                                                                                                              

 

                                                                                          Phan Anh     

  

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục