Ngoài kinh doanh, chị Dinh còn trồng và chăm sóc vườn cây với gần 30 cây vải thiều.

Ngoài kinh doanh, chị Dinh còn trồng và chăm sóc vườn cây với gần 30 cây vải thiều.

(HBĐT) - Với sự chịu khó, năng động và ý chí vươn lên chị Vũ Thị Dinh, tiểu khu Đoàn Kết, thị trấn Thanh Hà, huyện Lạc Thuỷ đã từng bước vượt qua khó khăn, mở rộng sản xuất kinh doanh.

 

Hiện gia đình chị có 1 xưởng sửa chữa ô tô, 3 đại lý Viettet và 1 đại lý Vinaphone cấp I, doanh thu hàng năm đạt gần 1 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 20 lao động với mức thu nhập ổn định từ 2 – 3 triệu đồng/người/tháng. Với những kết thành quả đã đạt được trong sản xuất kinh doanh, năm 2010, gia đình chị được công nhận gia đình điển hình tiến tiến của huyện Lạc Thủy về phát triển kinh tế giai đoạn 2005 – 2010. 

 

Sinh ra và lớn lên trên qua hương Kim Động, tỉnh Hưng Yên, năm 1978, sau khi xuất ngũ, chị Dinh lên công tác tại Nông trường Thanh Hà. Cũng tại đây, chị đã xây dựng gia đình với anh Phạm Đắc Thanh và có với nhau 2 cô con gái. Cuộc sống khó khăn với đồng lương ít ỏi để chi tiêu sinh hoạt trong gia đình đã khó lại thên những lúc trái gió trở trời con cáI ốm đua, nhiều khi chị tưởng mình không thể vượt qua nổi. Chị Dinh kể lại: Năm 1988, anh được cử sang lao động bên Bungari đến năm 1991 thì về nước và được cơ quan cho nghỉ một cục, rồi đến năm 1993 chị cũng được cơ quan cho nghỉ mất sức. Không có việc làm, con cái đang tuổi ăn học, sẵn có nghề sửa cơ khí, cộng thêm có chút vốn do anh tích góp đ nước ngoài mang về, anh chị bàn nhau quyết định mở xưởng sửa chữa ôtô, máy xúc, máy kéo. Thời gian đầu vốn ít, anh chị chỉ đủ mua một số thiết bị máy móc thiết yếu phục vụ cho công việc sửa chữa xe. Mặc dù mới mở, nhưng với tay nghề cao, lại sửa chữa cẩn thận nên cửa hàng sửa chữa của anh chị nhanh chóng lấy được lòng tin của khách hàng, vì vậy, số lượng khách mang xe đến sửa ngày càng đông. Vừa làm vừa tích luỹ, có vốn lại tái đầu tư mở rộng rưởng và mua thêm thiết bị máy móc hiện đại. Cứ như vậy, hơn 10 năm trôi qua, anh chị cũng đã tích luỹ được số vốn khá khá, lúc này con cái đã trưởng thành và cả 2 chị em đã học xong trung cấp kế toán và trung cấp dược. Nắm bắt được cơ chế hàng hoá trên thị trường tự do, chị đã bàn với anh mở thêm cửa hàng bán điện thoại di động và giao cho con gái quản lý. Đến nay, gia đình chị hiện có 1 xưởng sửa chữa ôtô, 4 cửa hàng đại lý cấp I của Viêttel và Vinaphone chuyên bán buôn, bán lẻ điện thoại di động, với tổng nguồn vốn cố định và vốn lưu động trên 4 tỷ đồng, doanh thu hàng năm đạt trên 800 triệu đồng và tạo việc làm thường xuyên cho 20 lao động với mức thu nhập ổn định từ 2 – 3 triệu đồng/người/tháng. 

 

Hiện nay, với cương vị Chi hội trưởng chi hội phụ nữ tiểu khu Đoàn Kết, chị đã cùng với chị em trong hội phụ nữ thường xuyên giúp đỡ các hội viên có hoàn cảnh khó khăn về vốn, cây con giống không lấy lãI và trao đổi kinh nghiệm làm ăn, để các hội viên trong chi hội cùng nhau phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo và xây dựng cuộc sống ấn no hạnh phúc.

                                                                                    

                                                                                   Hồng Ngọc

 

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục