Đến nay, có trên 70% hội viên CCB xã nuôi cá dầm xanh phát triển kinh tế.

Đến nay, có trên 70% hội viên CCB xã nuôi cá dầm xanh phát triển kinh tế.

(HBĐT) - Phát huy bản chất anh bộ đội Cụ Hồ, sau khi xuất ngũ năm 1989, cựu chiến binh (CCB) Hà Văn Quang ở xóm Lọng, xã Vạn Mai, huyện Mai Châu đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế gia đình với mô hình nuôi cá dầm xanh kết hợp với trồng luồng, kinh doanh dịch vụ.

 

Chia sẻ với chúng tôi những khó khăn của ngày đầu lập nghiệp, ông nói: Nuôi cá dầm xanh đã có từ rất lâu, nhưng trước đây chỉ là nuôi nhỏ lẻ, manh mún phục vụ nhu cầu gia đình. Bây giờ, khi mở rộng diện tích nuôi mang tính chất hàng hoá, gia đình ông và các hộ dân trong xã đều gặp phải khó khăn về vốn, lao động và đặc biệt là tìm thị trường tiêu thụ. Khắc phục dần khó khăn, ban đầu, gia đình ông xây ao nuôi nhỏ. Với phương thức “lấy ngắn nuôi dài”, trong 3 năm chờ thu hoạch, gia đình ông kết hợp trồng luồng, kinh doanh hàng tạp hoá và mở xưởng mộc dựng khung nhà sàn. Nhận thấy thị trường ổn định, ông mở rộng dần diện tích nuôi. Nuôi cá dầm xanh không mất nhiều chi phí mua thức ăn nhưng lại cần nhiều lao động đi kiếm cỏ, lá ngô… cho cá. Để chủ động về nguồn thức ăn, ông Quang dành 500 m2 đất trồng cỏ voi. Ngoài 5 người trong gia đình, ông còn tạo việc làm  thường xuyên cho 5 lao động trong xã với mức lương tối thiểu trên 1 triệu đồng/ tháng. Hiện tại gia đình ông có 1.000 m2 mặt ao, với giá thị trường là 120.000 đồng/ kg, trong tháng 9/2010, gia đình bắt bán tỉa được trên 10 triệu đồng. Ngoài 4 tạ cá dầm xanh còn nuôi, ông nuôi kết hợp với các loại cá ngắn ngày khác như cá trắm cỏ, cá chép, cá trôi… tăng thu nhập. Năm qua, trừ mọi chi phí tổng thu nhập của gia đình đạt trên 60 triệu đồng.

 

Thời gian qua, phong trào nuôi cá dầm xanh đang ngày càng được nhân rộng trong xã. Hội CCB xã Vạn Mai có tổng số 263 hội viên thì có trên 70 % hội viên nuôi cá dầm xanh. Nhiều gia đình hội viên đầu tư nuôi nhiều và có kinh tế khá, giầu từ nuôi cá dầm xanh. Tiêu biểu có CCB Khà Văn Dành ở xóm Nghẹ, CCB Hà Công Linh ở xóm Củm, CCB Khà Duy Phán ở xóm Nghẹ…

 

Để giúp hội viên khắc phục khó khăn về vốn, Hội CCB xã nhận uỷ thác 2,4 tỷ đồng của Ngân hàng CSXH huyện Mai Châu cho hội viên vay. Bên cạnh đó, mỗi chi hội đều xây dựng được quỹ hội riêng bằng nhiều hình thức như đóng tiền, nhận thầu các công trình của xã, san lấp nền và dựng nhà sàn. Theo ông Khà Văn Thiết, Chủ tịch Hội CCB xã Vạn Mai: Hội CCB xã được đánh giá là có phong trào gây quỹ mạnh và đều. Tính đến nay, tổng quỹ hội của xã là 45 triệu đồng, còn tại các phân, chi hội còn có nguồn quỹ riêng. Phong trào xây dựng quỹ hội mạnh nhất là ở xóm Nghẹ, 10 năm qua, chi hội xóm đã đấu thầu công trình thuỷ lợi của xã, hàng năm được xã trả 2,6 tấn thóc. Với nguồn quỹ đó, ngoài chi phí cho hoạt động của hội thì mục đích chính là cho hội viên vay phát triển kinh tế gia đình. Những hội viên nghèo, khó khăn được ưu tiên vay vốn trước với lãi xuất thấp. Từ nguồn quỹ này, nhiều hội viên trong xã có điều kiện xây dựng ao nuôi, mở rộng diện tích nuôi trồng tăng thu nhập gia đình.

 

Ông Khà Văn Thiết cho biết thêm: Với điều kiện tự nhiên phù hợp, là loài cá dễ nuôi, ít dịch bệnh, không tốn nhiều chi phí cho thức ăn đồng thời có thị trường tiêu thu ổn định và giá trị kinh tế cao nên mô hình nuôi cá dầm xanh được hội nhân rộng góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng thu nhập bình quân của hội viên lên gần 17 triệu đồng/ người /năm.

                                                                                         Hồng Nhung

 

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục