Công trình thi công đường liên xã thị trấn Cao Phong –Tây Phong(Cao Phong)

Công trình thi công đường liên xã thị trấn Cao Phong –Tây Phong(Cao Phong)

(HBĐT) - Những năm gần đây, mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh được qui hoạch, đầu tư theo hướng đồng bộ, khép kín, với nhiều dự án giao thông quan trọng đã được triển khai. Hệ thống giao thông đã cải thiện đáng kể bộ mặt hạ tầng của tỉnh; đẩy nhanh tốc độ phát triển đô thị; góp phần nâng cao đời sống, tạo sự phấn khởi, tin tưởng trong nhân dân.

 

Ông Trần Hải Lâm, Phó Giám đốc Sở GTVT cho biết: Mở mới, hoàn thiện hệ thống hạ tầng cơ sở phục vụ phát triển KT-XH, đặc biệt các công trình giao thông là mục tiêu có tính chiến lược, được tỉnh ta rất coi trọng. Những năm gần đây, với sự định hướng, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, hệ thống các công trình giao thông của tỉnh không ngừng được mở rộng. Các tuyến đường Quốc lộ, liên tỉnh, liên huyện, giao thông nông thôn liên tục được nâng cấp, mở mới đã góp phần quan trọng, đẩy mạnh hoạt động giao lưu văn hoá, trao đổi hàng hoá của người dân các vùng, miền. Tính riêng từ đầu năm 2010 đến nay, tỉnh đã khởi công 3 tuyến giao thông quan trọng là đường 12 B, QL 21, QL 12B với tổng số vốn hàng nghìn tỷ đồng. Đặc biệt vào đầu tháng 10 vừa qua, dự án đường cao tốc Hòa Lạc- Hòa Bình với tổng mức đầu tư trên 6.700 tỷ đồng, điểm đầu  tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, điểm cuối tiếp giáp đường Trương Hán Siêu (TP Hòa Bình) đã chính thức được khởi công, đây là một trong những công trình giao thông trọng điểm có ý nghĩa thiết thực chào mừng Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010 – 2015. Dự kiến khi các công trình giao thông này được hoàn thành sẽ tạo ra những lợi thế quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

 

Hoà Bình có gần 4.500 km đường bộ. Được sự quan tâm, đầu tư của Chính phủ, Bộ GT-VT, những năm qua, trên địa bàn tỉnh có nhiều dự án giao thông được khởi động. Từ các nguồn vốn WB, XDCB tập trung, ODA...nhiều tuyến tỉnh lộ được đầu tư khá cơ bản. Trong đó, các tuyến đường tỉnh như: đường 433- đi Đà Bắc; đường Bình Thanh- Thung Nai, Vạn Mai- Xăm Khoè, Khoan Dụ- An Bình...sau khi được đầu tư xây dựng đã đưa vào khai thác hiệu quả, đáp ứng lòng mong mỏi cũng như tạo điều kiện thuận lợi trong giao thông, phát triển sản xuất, chăm sóc sức khoẻ, đẩy mạnh hoạt động giao lưu văn hoá, nâng cao đời sống của nhân dân các dân tộc trên địa bàn...

 

 Bên cạnh đó, Đề án “Cứng hoá đường giao thông nông thôn” giai đoạn 2004 - 2010 đã được cấp uỷ, chính quyền và nhân dân các các địa phương đồng tình hưởng ứng và tích cực ủng hộ. Phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm” đã thực sự phát huy hiệu quả. Trải qua hơn nửa chặng đường, toàn tỉnh đã cứng hoá được gần 1 nghìn km đường GTNT. Theo Đề án được duyệt, trong giai đoạn từ 2004-2010 dự kiến cứng hoá được 1.350km đường, trong đó 900km đường có bề rộng 2,5m và 450km đường có bề rộng 2,0m. Hệ thống đường GTNT không chỉ tạo cho diện mạo đô thị và nông thôn thêm khởi sắc mà còn là yếu tố quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

 

Ông Trần Hải Lâm cho biết thêm: Căn cứ vào chiến lược phát triển giao thông của tỉnh, trong thời gian tới ngành GTVT tiếp tục chủ động xây dựng những chiến lược phát triển phát triển giao thông cụ thể, phù hợp với điều kiện đặc thù của từng vùng miền trong tỉnh; tập trung hướng các hoạt động đầu tư để phát triển giao thông nông thôn và giao thông tại các thôn bản, vùng sâu, vùng xa; đồng thời tích cực tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, đảm bảo các công trình thi công đúng tiến độ và chất lượng; sát cánh cùng các đơn vị thi công, triển khai tốt các dự án giao thông, tạo điều kiện phát triển KT – XH, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng, miền trong tỉnh và mở rộng giao thương với các tỉnh lân cận.

 

 

                                                                                                Hoàng Huy

 

Các tin khác


Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

500 đoàn viên, người lao động tham dự hội chợ việc làm huyện Đà Bắc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội chợ việc làm. 500 đoàn viên thanh viên, người lao động đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham dự.

Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục