Nghề dệt thổ cẩm ở Đông Lai - Tân Lạc giữ gìn và phát truyền thống dân tộc

Nghề dệt thổ cẩm ở Đông Lai - Tân Lạc giữ gìn và phát truyền thống dân tộc

(HBĐT) - Xuất phát từ mục đích hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình và chủ trương xây dựng điểm mô hình dệt thổ cẩm truyền thống của Hội Phụ nữ huyện Tân Lạc, từ tháng 7/2007, Hội phụ nữ xã Đông Lai đã triển khai mô hình tại chi hội phụ nữ xóm Cóm với 20 hội viên tham gia

 

Những chị em trong mô hình thường xuyên sinh hoạt tại chi hội, phát huy tinh thần hăng say lao động- sản xuất, tận dụng thời gian nhàn dỗi với bàn tay khéo léo đã làm ra những sản phẩm thổ cẩm có giá trị. Từ đó chi hội phụ nữ xóm Cóm đã trở thành đầu mối cung cấp sản phẩm cho HTX dệt may Vọng Ngàn có trụ sở tại xã Mãn Đức. Trong số hội viên tham gia mô hình đã có một số người tham gia quản lý HTX. Do vậy, từ năm 2007, chị em HTX Vọng Ngàn cũng đã có cơ hội tham gia các khoá đào tạo kỹ thuật và chương trình hội thảo về mẫu mã. Qua đó, chị em đã nghiên cứu thực tế, tạo ra nhiều mẫu mã phong phú trên mặt vải dệt thổ cẩm như: cạp váy, vỏ chăn, ga trải giường, quần áo, túi xách... Đến nay, sản phẩm từ bàn tay chị em sản xuất ra đã cơ bản phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Tổ may đã tạo việc làm cho 68 hội viên với thu nhập bình quân từ 300.000 - 800.000 đồng/ người/ tháng.

 

Nghề dệt thổ cẩm không những giúp cho chị em có thêm nguồn thu nhập, cải thiện cuộc sống mà còn thu hút được 100% hội viên tham gia sinh hoạt Hội, tạo điều kiện cho hội viên tham gia các hoạt động xây dựng quỹ hội, quỹ xã hội từ thiện như: ủng hộ đồng bào lũ lụt, chất độc da cam, quỹ khuyến học. Từ đó trích một phần quỹ hội thăm hỏi gia đình chính sách, tặng quà tân binh lên đường nhập ngũ và các khoản đóng góp của địa phương...

 

Qua khảo sát thực tế, hiện nay, tại xã Đông Lai có 700 hội viên biết dệt thổ cẩm có nhu cầu tham gia HTX dệt may Vọng Ngàn. Trong những năm tới, Hội Phụ nữ xã Đông Lai sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình dệt thổ cẩm truyền thống ở các chi hội trong toàn xã. 

 

      

                                                                                 Bùi Thị Điền

                                                                              (Hội Phụ nữ tỉnh)

 

Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục