Để lắng nghe các ý kiến đóng góp của các nhà quản lý, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu và cộng đồng doanh nghiệp trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách trong lĩnh vực dịch vụ bán lẻ, Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) và Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên giai đoạn III sẽ phối hợp tổ chức hội thảo “Tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực bán lẻ ở Việt Nam” vào ngày 26/11 tại TP. Hồ Chí Minh.

Hội thảo sẽ tập trung thảo luận vào những vấn đề chính như: Giới thiệu về quá trình phát triển, luật pháp và chính sách quản lý nhà nước trong lĩnh vực bán lẻ của một số nước châu Âu và châu Á - Bài học kinh nghiệm vận dụng cho Việt Nam; Phát triển mạng lưới phân phối bán lẻ trên địa bàn nông thôn hướng theo tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế;  Giới thiệu nội dung Dự thảo lần 2 Nghị định về hoạt động bán lẻ hàng hóa; Thảo luận, góp ý đối với các nội dung của Dự thảo Nghị định về hoạt động bán lẻ hàng hóa và so sánh với kinh nghiệm các nước.

 
              Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Trong nền kinh tế thị trường, phân phối là khâu kết nối sống còn giữa sản xuất và tiêu dùng, phản ánh rõ nét động thái phát triển của nền kinh tế các nước. Sau hơn 3 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực phân phối. Chỉ xét riêng lĩnh vực bán lẻ, thị trường Việt Nam được đánh giá là đầy triển vọng, có sức hút lớn đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước.

10 tháng đầu năm năm 2010, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 1.282.020 tỷ đồng, tăng 25,1% so với cùng kỳ 2009. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của Việt Nam liên tục tăng cao qua các thời kỳ, tốc độ tăng bình quân hàng năm của giai đoạn 1996 – 2000: 10,75%, 2001-2005: 18,3%, 2006-2008: 25%.

Xét về các loại hình bán lẻ hiện đại, nếu như năm 2005 Việt Nam chỉ có trên 200 siêu thị, 30 trung tâm thương mại tại 30/64 tỉnh và thành phố thì đến hết năm 2009, con số này đã là 445 siêu thị, 78 trung tâm thương mại và khoảng 2.000 cửa hàng tiện lợi tại khắp 63 tỉnh và thành phố. Giá trị hàng hóa lưu thông qua chợ chiếm khoảng 40%, qua các loại hình phân phối hiện đại chiếm khoảng 15 - 20%. Theo kết quả khảo sát và công bố về Chỉ số Phát triển Bán lẻ toàn cầu (GRDI) của Hãng AT Kearny, thị trường bán lẻ Việt Nam luôn đứng ở thứ hạng cao về mức độ hấp dẫn trong đầu tư (năm 2008 đứng thứ nhất, năm 2009 đứng thứ 6 và năm 2010 đứng thứ 14). Triển vọng về dài hạn của Việt Nam trong bảng xếp hạng GRDI vẫn rất tích cực, mặc dù có sự tụt hạng trong năm 2009 và 2010 so với các năm trước đây.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường phân phối nói chung và thị trường bán lẻ nói riêng, Chính phủ Việt Nam đã sửa đổi và ban hành mới một số chính sách và văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh ngành dịch vụ phân phối, góp phần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước thực hiện theo đúng cam kết gia nhập WTO. Ngoài những cơ hội mà quá trình hội nhập mang lại, Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức, đặc biệt là cần phải xây dựng được một hệ thống phân phối hiện đại, hài hòa giữa thành thị và nông thôn,  bảo đảm hoạt động có hiệu quả và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa với doanh nghiệp lớn, giữa các công ty trong nước và nước ngoài. Do đó, để giải quyết những vấn đề còn khó khăn nói trên, đòi hỏi không chỉ nỗ lực của Chính phủ và doanh nghiệp mà còn cần tranh thủ sự hỗ trợ và hợp tác của các nước và các chuyên gia quốc tế.

Trong bối cảnh đó, Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên giai đoạn III (Dự án EU - Việt Nam MUTRAP III) đã hỗ trợ Bộ Công Thương trong việc rà soát quy định pháp lý về dịch vụ phân phối của Việt Nam và kiến nghị các quy định ngành phù hợp với WTO, cũng như nghiên cứu so sánh quy định trong nước về dịch vụ phân phối của EU, ASEAN và một số nước Đông Á khác.../.

 

                                                                             Theo Báo ĐCSVN

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục