(HBĐT) - Theo giới thiệu của các ĐV-TN xã Hợp Thanh (Lương Sơn), chúng tôi đến thăm gia đình anh Bạch Công Tiến ở xóm Gạo, anh kể: Sau khi đi bộ đội về, anh cũng đi làm ở một số nơi, lương tháng cũng được vài triệu đồng nhưng qua vài năm tích luỹ chẳng được bao nhiêu. Cuối cùng anh lại quay về quê hương với ý định sẽ tìm một nghề để làm ăn, phát triển kinh tế.

 

Sau khi đi thăm quan một số mô hình nuôi hươu    tỉnh Sơn La và  huyện Kỳ Sơn, năm 2001, gia đình anh đã mạnh dạn vay 10 triệu đồng của Ngân hàng CSXH huyện để đầu tư mua 1 cặp hươu giống tại trại hươu ở tỉnh Sơn La về nuôi. Sau một năm hươu bắt đầu sinh sản, lúc đó, giá mỗi cặp hươu trưởng thành đã tăng lên 18 triệu đồng/cặp , mỗi năm sinh sản 2 lứa, mỗi lứa 2 con, chỉ cần bán giống với giá hiện tại 8 triệu đồng/cặp, 2 cặp hươu giống cũng cho thu lợi khoảng 16 triệu đồng/năm. Chưa tính đến việc khi cắt được nhung ở đôi cặp hươu giống ban đầu, theo giá thị trường, mỗi cặp bán được 13 triệu đồng. Như vậy, thu nhập cả bán giống đến cắt nhung hươu khi đã trưởng thành sẽ là 29 triệu đồng/năm.  Không dừng lại ở đó, năm 2008, anh Tiến còn mua thêm một đôi lợn rừng về nuôi với mục đích tận dụng diện tích đất vườn rộng 7.000 m2 vừa cải tạo trồng trọt hoa màu, cây cỏ làm thức ăn cho hươu, phục vụ cho chăn nuôi lợn rừng. Chỉ gần một năm  sau, đôi  lợn rừng giống ban đầu đã sinh sản được 9 con. Anh để lại nuôi toàn bộ số lợn đó, đến nay, trong chuồng nhà anh đã có 4 mẹ lợn và hơn chục lợn con. Cơ sở của anh trở thành điểm cung cấp lợn thịt thường xuyên cho các nhà hàng trong huyện. 

 

Tận dụng được nguồn vốn, chịu khó học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm trong làm ăn đã giúp anh Tiến phát triển kinh tế, xoá đói - giảm nghèo bền vững.

 

                                                                                           Đồ Hà

                                                        

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục