Tình hình trên nếu không kịp thời chấn chỉnh sẽ ảnh hưởng xấu đến hình ảnh và chất lượng nông thủy sản Việt Nam, khi chúng ta đã là quốc gia xuất khẩu số 1 thế giới về cá tra và số 2 về lúa gạo…

 

  • Chờ thông tư

Đầu năm 2011, Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 4-11-2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo mới có hiệu lực. Như vậy phải mất hơn 1 năm Chính phủ mới ban hành Nghị định này. điều đó cho thấy, đã có một sự giằng co diễn ra mới đi đến mục đích cuối cùng là giải quyết hài hòa lợi ích doanh nghiệp (DN), nông dân với thương nhân thu mua, chế biến, cung ứng, và khuyến khích bà con yên tâm sản xuất.

Chế biến cá tra tại tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: CAO THĂNG

Tại cuộc họp về xuất khẩu gạo ngày 6-12 ở Long An do Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) tổ chức, địa phương và các DN cùng đề nghị Bộ Công thương nhanh chóng ban hành thông tư hướng dẫn Nghị định 109 nhằm chấn chỉnh tình trạng loạn xuất khẩu gạo, vì cho đến nay, vẫn có DN dù VFA khuyến cáo sẽ lỗ nếu xuất với giá đó, nhưng vẫn chấp nhận “lỗ vài lần để có thị trường…”. Gạo là mặt hàng xuất khẩu phải có điều kiện, tránh tình trạng tranh mua khi giá lên và bỏ mặc bà con khi giá xuống. Điển hình, giữa năm 2010, khi thị trường gạo trầm lắng, giá lúa giảm mạnh, lúa đầy đồng và nông dân không bán được, chỉ có 48 DN tự mua gạo tạm trữ trong khi có đến 264 DN tham gia kinh doanh xuất khẩu nhưng không mua lúa dự trữ.

  • Hiệp hội “gác cổng”

Nếu như mặt hàng gạo Việt Nam còn có đối thủ cạnh tranh và họ đã đi trước chúng ta một thời gian dài về việc xây dựng cơ sở hạ tầng sau thu hoạch thì với mặt hàng cá tra, Việt Nam đã chiếm 95% thị phần thế giới, đi trước hầu như mọi mặt: Con giống, công nghệ chế biến, thị trường… Do vậy, việc chấn chỉnh lại hoạt động xuất khẩu mặt hàng này nằm trong tổng thể về quy hoạch, nuôi, chế biến và tiêu thụ mà dự thảo về Nghị định nuôi, tiêu thụ cá tra đang được Tổng cục Thủy sản lấy ý kiến. Cá tra Việt Nam vừa “nổi đình nổi đám” khi WWF đưa vào Sách đỏ tiêu dùng ở 6 nước châu Âu với khuyến cáo thay đổi loại cá khác thay thế do vấn đề môi trường.

Nhưng nếu xét trên toàn cục, đó cũng chỉ là một trong những rào cản kỹ thuật nhằm hạn chế sự xâm nhập quá mạnh của cá tra Việt Nam khi từ một con cá bản địa vùng hạ lưu sông Mekong, trở thành thức ăn hàng ngày của 124 quốc gia trên thế giới. Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Minh, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản, Chủ tịch danh dự VASEP, ở nhiều nước, DN tham gia xuất khẩu ngành hàng nào phải là hội viên ngành hàng đó. Hiệp hội phải có thực quyền nhằm xử lý quyết liệt với những DN cố tình làm ăn gian dối, làm mất uy tín cộng đồng DN và cả ngành nuôi cá tra, không thể tự do một cách vô tổ chức.

Na Uy, quốc gia xuất khẩu cá hồi số 1 thế giới là một điển hình về tổ chức hiệp hội. Họ quy định rất nghiêm ngặt, chỉ có DN trong hiệp hội ngành nghề mới được quyền xuất khẩu mặt hàng đó theo đúng quy chuẩn, nếu vi phạm sẽ bị loại khỏi hiệp hội. Điều này đồng nghĩa với việc DN ấy sẽ không được xuất khẩu mặt hàng này. Đó là sự chế tài mà các DN phải tuân thủ luật chơi. Malaysia và nhiều nước khác, các hiệp hội cũng có thực quyền để điều hành theo hướng “gác cổng” này.

Ông Dương Ngọc Minh, Phó Chủ tịch VASEP cho rằng, một trong những việc cần phải làm là xây dựng và thống nhất giá sàn xuất khẩu để áp dụng và từ đó định giá mua cho người nuôi sao cho có lời, không thể tiếp tục để xảy ra tình trạng lúc thừa, lúc thiếu nguyên liệu, làm bà con bất an

 

                                                                                   Theo SGGP

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục