Vốn đang là nỗi lo của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong ảnh: Sản xuất đồ gỗ tại Công ty Gỗ Trường Thành - TPHCM

Vốn đang là nỗi lo của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong ảnh: Sản xuất đồ gỗ tại Công ty Gỗ Trường Thành - TPHCM

Với mức tăng trưởng tín dụng năm 2011 chỉ 23%, các doanh nghiệp nhỏ sẽ càng khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn từ ngân hàng...

 
Vốn sản xuất, kinh doanh luôn là nỗi lo của doanh nghiệp (DN), đặc biệt là DN nhỏ và vừa trong giai đoạn kinh tế chưa hoàn toàn hồi phục, lãi suất tăng cao. Năm 2011 mở ra với dự báo sẽ tiếp tục khó khăn cho DN nhỏ và vừa khi tín dụng tiếp tục thắt chặt.
 

Vốn đang là nỗi lo của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong ảnh: Sản xuất đồ gỗ tại Công ty Gỗ Trường Thành - TPHCM. Ảnh: C.T.V

 
Khó tiếp cận vốn ngân hàng
 
Theo Hiệp hội DN nhỏ và vừa VN, hiện cả nước có trên 500.000 DN, trong đó 95% là DN nhỏ và vừa. Mỗi năm, khối này đóng góp 50% giá trị xuất khẩu cả nước, trong đó chủ yếu xuất khẩu hàng tiêu dùng, sử dụng 50% số lao động trong tổng số các DN và đóng góp 20% GDP. Tuy vậy, theo TS Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa VN, hiện tại chưa có cơ chế, chính sách nào của Nhà nước thực sự dành riêng cho việc ưu tiên, ưu đãi vốn cho khối DN này. Vì vậy, DN nhỏ và vừa sẽ gặp rất nhiều khó khăn về vốn khi kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2011 chỉ 23%, giảm 2 điểm phần trăm so với năm 2010. Bên cạnh đó, để kiềm chế lạm phát và ổn định tỉ giá, chắc chắn chính sách tiền tệ sẽ bị thắt chặt.
 
Theo TS Lê Xuân Nghĩa, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, làm sao để vừa rộng vốn với lãi suất thấp cho DN mà vẫn kiềm chế lạm phát sẽ vẫn là vấn đề khó giải quyết trong năm 2011. Mặc dù dự kiến Chính phủ sẽ có kế hoạch giải quyết những bất ổn về vĩ mô sớm nhất nhưng cũng phải sang quý II/2011 mới giảm được lãi suất. Chưa kể, với một số chính sách mới về thuế cũng như một số cơ chế mở cửa đúng theo lộ trình gia nhập WTO, AFTA sẽ khiến các DN phải đối mặt thêm một số khó khăn mới.
 
Ngoài ra, theo các chuyên gia kinh tế, khả năng tiếp cận dòng vốn từ việc cổ phần hóa, phát hành cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn qua thị trường chứng khoán của các  DN nhỏ và vừa cũng không thuận lợi. Bởi họ không đủ quy mô, uy tín, tài sản để thu hút sự chú ý của nhà đầu tư. Một chuyên gia tài chính thường xuyên tiếp cận báo cáo tài chính của các DN cho rằng các DN nhỏ thường hay lách luật, trốn thuế nên bản báo cáo thống kê, kế toán không rõ ràng, minh bạch...
 
Đánh đổi vốn và lợi nhuận
 
Một chuyên gia kinh tế cho biết ngoài nguồn vốn chính là từ các ngân hàng thương mại mà DN phải thế chấp tài sản, trên thực tế vẫn có một số quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ hỗ trợ vốn cho các DN chưa niêm yết của các tổ chức trong và ngoài nước mà không cần DN thế chấp tài sản. Cụ thể như Quỹ SEAF, có vốn khoảng 25 triệu USD chỉ chuyên cho DN nhỏ và vừa vay vốn mà không cần tài sản thế chấp. Nhưng các quỹ này quy định DN muốn tham gia hỗ trợ vốn phải có lịch sử dòng tiền dương và tiềm năng tăng trưởng cao, DN phải có báo cáo tài chính minh bạch, có kế hoạch kinh doanh rõ ràng...
 
Điều đáng nói là quỹ này chỉ cho vay và thu về USD nhưng lãi suất lại cao hơn lãi suất ngân hàng rất nhiều nên không phải DN nào cũng tiếp cận được. Ngoài ra, một số quỹ đầu tư lớn hiện nay đang thực hiện đầu tư vào DN thông qua việc mua cổ phần và tham gia điều hành DN. Chính vì vậy, bản thân DN phải đánh đổi giữa vốn và lợi nhuận với họ, thậm chí bị mất công ty mà không hay...
 
Vốn tài trợ: Cung không đủ cầu
 
TS Lê Xuân Nghĩa bày tỏ: Khi đi công tác nước ngoài, ông nhận thấy ở một số nước có chính sách rất hay. Chẳng hạn như một số quốc gia lập hẳn một bộ DN nhỏ và vừa, bộ này sẵn sàng giúp DN tìm đầu ra để phát triển... Tại VN, cũng có một số nguồn vốn từ quốc gia như JICA (Nhật) hay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giúp cải thiện lĩnh vực tài chính và phát triển DN nhỏ và vừa  nhưng dòng vốn tài trợ trên thực sự quá ít so với nhu cầu của DN.
 

Ông Lê Văn Thanh Long, Giám đốc phát triển kinh doanh - Chi nhánh TPHCM của Công ty Chứng khoán SME, cho rằng với những nguồn vốn tài trợ, các DN nhỏ và vừa khối dân doanh rất khó tiếp cận...

 

                                                                                      Theo NLĐ

 

 

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục