Huyện Lương Sơn đã thí điểm thành công mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, sản phẩm đã có mặt tại thị trường Hà Nội.

Huyện Lương Sơn đã thí điểm thành công mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, sản phẩm đã có mặt tại thị trường Hà Nội.

(HBĐT)- Lương Sơn là huyện cửa ngõ của tỉnh và của miền Tây Bắc có lợi thế về giao thông và tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên. Với 14.000 ha đồi núi và đất đai màu mỡ, huyện đã tạo được hướng mở cho phát triển nông, lâm nghiệp, thu hút đầu tư để phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ, phấn đấu trở thành vùng động lực kinh tế của tỉnh.

 

Trong 5 năm (2005 - 2010), huyện đã nỗ lực đạt những con số ấn tượng. Kinh tế tăng trưởng cao, đạt bình quân 17,3%/năm. Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ, du lịch. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Thu nhập bình quân tăng từ 5, 5 triệu đồng/người/năm (năm 2005) lên trên 17 triệu đồng (năm 2010). Thu ngân sách bình quân đạt gần 90 tỷ đồng, gấp gần 5 lần so với năm 2005. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 7%. Văn hoá, xã hội được quan tâm phát triển, quốc phòng được tăng  cường, ANCT- TTATXH được giữ vững, cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc. Có được những kết quả đó là nhờ huyện đã có định hướng đúng, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý, đất đai, tài nguyên khoáng sản và nguồn lao động.

Nói đến tiềm năng, thế mạnh của huyện, trước hết phải kể đến những mặt thuận lợi về giao thông, địa lý. Cùng với việc chuyển giao 5 xã của huyện sáp nhập về Hà Nội và huyện  Kỳ Sơn, huyện Lương Sơn tiếp nhận thêm 7 xã của huyện Kim Bôi. Hầu hết các xã này đều nằm trên tuyến đường Hồ Chí Minh, trục giao thông động lực của tỉnh. Bên cạnh đó, huyện còn có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào phục vụ cho phát triển công nghiệp, xây dựng. Với khí hậu ôn hoà, núi non hùng vĩ với nhiều hang động có giá trị về mặt văn hoá, khảo cổ đã cho thấy rõ tiềm năng về du lịch. Từ những lợi thế đó, những năm qua, huyện đã “mở rộng cửa” để thu hút đầu tư. Đến nay, huyện đã có 3 KCN nằm trong quy hoạch các KCN của quốc gia là:  Lương Sơn, Bắc Lương Sơn và Nam Lương Sơn. Riêng KCN Lương Sơn hiện đã có 19 dự án đầu tư với số vốn trên 50 triệu USD và 862 tỷ đồng. Trong kế hoạch phát triển kinh tế của huyện tập trung sản xuất VLXD, công nghiệp, chế biến nông, lâm sản... phát triển KCN Lương Sơn, mở rộng các KCN, cụm công nghiệp mới đã được phê duyệt và cụm công nghiệp Hoà Sơn, Cao Thắng.

Do ưu tiên cho phát triển công nghiệp nên diện tích đất nông nghiệp của huyện dần bị thu hẹp. Để khắc phục vấn đề này, huyện đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ KH -KT,  đưa các loại cây, con giống có năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Đồng thời có chiến lược quy hoạch vùng sản xuất nông, lâm nghiệp sạch, an toàn và bền vững. Quy hoạch phát triển nông thôn mới theo hướng CNH -HĐH. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng ngành du lịch, dịch vụ tăng bình quân 20,2%/năm và đến năm 2015 tổng mức bán lẻ hàng hoá đạt khoảng 1.600 tỷ đồng, huyện đã và đang tập trung chỉ đạo việc xây dựng chợ thị trấn Lương Sơn, chợ Bến (Cao Thắng), chợ Đồi Sim (Long Sơn), chợ Quán Trắng (Thành Lập)... Đồng thời, xây dựng hạ tầng cơ sở hỗ trợ phát triển du lịch. Trước mắt, huyện không cấp phép khai thác mỏ khoáng sản vào các vùng đã quy hoạch du lịch. Quan tâm  phát triển du lịch văn hoá dân tộc, thể thao, giải trí trên cơ sở khai thác có hiệu quả các dự án lớn như: sân golf Phượng Hoàng, Làng văn hoá các dân tộc tỉnh Hoà Bình tại xã Lâm Sơn, Khu du lịch sinh thái xóm Mòng, thị trấn Lương Sơn...

Thời gian qua, huyện Lương Sơn đã tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển KT -XH, từng bước hình thành vùng động lực kinh tế của tỉnh. Đồng thời, phát triển các dự án đô thị, công nghiệp, dịch vụ, du lịch dọc tuyến QL 6 và đường Hồ Chí Minh để tạo sức lan toả trong toàn huyện. Huyện Lương Sơn đã và đang hình thành, tạo dựng nên vóc dáng của một thị xã trong tương lai.

 

                                                                                   Thuý Hằng

 

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục