Cận Tết, các điểm giết mổ gia cầm lậu trên địa bàn TPHCM mọc lên như nấm, hoạt động công khai

 

Thời gian qua, do nhu cầu tiêu thụ gà, vịt tươi sống của người dân TPHCM tăng mạnh nên hoạt động buôn bán, giết mổ gia cầm cũng nở rộ. Các “lò giết mổ di động” mọc lên nhan nhản tại các chợ lẻ, lề đường, nút giao thông.

 
Bao nhiêu cũng có
 
Chiều 28-12-2010, chúng tôi có mặt tại Làng Đại học Thủ Đức (TPHCM). Tại đây, gà, vịt sống được bày ra dọc đường; khách có nhu cầu, người bán không ngần ngại giết mổ ngay tại chỗ.
 
Ghé một “lò giết mổ” gia cầm của hai vợ chồng người Bình Định ở gần Trường Đại học An ninh, chúng tôi ngỏ ý muốn lựa mua một trong số hàng chục con gà đang được bày la liệt ngay dưới nền đất.
 
Chị bán hàng chào khách: “Mua đi hai cậu, thích con nào, chị làm con đó, 5-10 phút là xong”. Khi thấy chúng tôi có vẻ lo ngại gà bị dịch bệnh, chị bán hàng quả quyết: “Gà chị lấy mối quen ở Đồng Nai, khỏe mạnh thế này, bệnh thế nào được. Trong kia (phía vệ đường, nơi có một cái chòi nhỏ căng bằng bạt ni lông là nơi nhốt và giết mổ gà, vịt - PV) còn cả 14, 15 con, cậu thích con nào cứ chọn”.
 
Chúng tôi ghé vào chòi, đã có mấy vị khách đang đợi chồng chị giết mổ gà. Trong chòi, lông, tiết gà, vịt, nước thải vung vãi khắp nơi được gạt xuống rãnh nước đen ngòm, bốc mùi hôi nồng nặc.
 
Tại các chợ lẻ dọc đường Hà Huy Giáp (quận 12), đường Bình Long (quận Tân Phú), ngã tư Phan Văn Trị - Thống Nhất (quận Gò Vấp), ngã ba Bà Quẹo (quận Tân Bình),... nhiều điểm bán gia cầm sống, giết mổ tại chỗ cũng hoạt động công khai và khá nhộn nhịp.
 
Nhiều sạp gắn bảng quảng cáo: “Làm gà lấy liền”, “Nhận đặt gà cúng các loại”. Hỏi thăm một chủ tiệm bán gà cúng trên đường Bình Long (quận Tân Phú), chúng tôi được biết hiện giá gà cúng dao động ở mức 120.000-130.000 đồng/kg chưa làm, nếu khách có nhu cầu làm sẵn, cửa hàng sẽ tính phí 10.000 đồng/con.
 
 
Gà, vịt sống vô tư bày bán ngay bên lề đường (ảnh chụp tại cầu Trường Đại, phường 15, quận Gò Vấp - TPHCM)


Khi chúng tôi đặt vấn đề muốn mua thường xuyên gà cúng với số lượng lớn (để bán), chủ một cửa hàng trên đường Hiệp Bình (quận Thủ Đức) cho hay chỉ cần đặt cọc trước 1/3 số tiền, muốn mua bao nhiêu cũng sẽ được cung cấp tận nơi...
 
Nguồn gà chủ yếu được lấy từ tỉnh Bình Dương, Đồng Nai. “Nếu muốn có tem kiểm dịch thì chi phí đắt hơn khoảng 30% so với giá gà không cần tem chứng” - người bán cho biết.
 
Ngày 1-1-2011, chúng tôi rảo qua một số khu vực kể trên, tình hình buôn bán gia cầm sống càng nhộn nhịp hơn. Thậm chí đến 15 giờ, trên đường Nguyễn Thị Định (quận 2), đoạn gần đường dẫn lên cầu Phú Mỹ, vẫn còn rất nhiều điểm bán gà, vịt, chim, cò sống và giết mổ tại chỗ hoạt động. Nhiều xe máy treo đầy gà, vịt đậu ngay rìa đường để bán mà không có bất kỳ ai kiểm tra, nhắc nhở...
 
Bất lực hay thả nổi?
 
Từ nhiều năm nay, TPHCM đã có phương án quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; nghiêm cấm buôn bán gia cầm sống; giết mổ thủ công, nhỏ, lẻ không qua kiểm dịch. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn rất nhiều điểm bán, giết mổ gia cầm chưa qua kiểm dịch hoạt động công khai.
 

Cửa ngõ vào TP bị thả nổi

Cũng theo ông Phan Xuân Thảo, hơn một tháng qua, đoàn kiểm tra liên ngành TP số 5 đã không hoạt động do không có lực lượng CSGT tham gia phối hợp. Vì vậy, tuyến Quốc lộ 1A, cửa ngõ vào TPHCM, bị buông lỏng khiến gia cầm chưa qua kiểm dịch vào TP dễ dàng hơn.

Chi cục Thú y cũng như Chi cục QLTT TPHCM đã có văn bản báo cáo Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch cúm, đề nghị CSGT cử nhân sự phối hợp các đoàn kiểm tra liên ngành nhằm thực hiện tốt hơn công tác phòng chống dịch bệnh trong thời điểm cận Tết Nguyên đán như hiện nay. Tuy nhiên, việc phối hợp vẫn chưa thường xuyên và không hiệu quả.

Thậm chí, tại nhiều chợ nội thành, như chợ Trần Chánh Chiếu (quận 5), chợ Thị Nghè, chợ Văn Thánh (quận Bình Thạnh), chợ Võ Thành Trang (quận Tân Bình)... vẫn còn nhiều người bán gia cầm sống.
 
Điều đáng lo ngại là việc buôn bán diễn ra nhộn nhịp, hầu như tất cả các điểm bán gia cầm sống đều coi việc giết mổ tại chỗ cho khách hàng là việc làm bình thường.
 
Một nhân viên quản lý chợ ở khu vực Văn Thánh cho hay chỉ khi nào có đợt kiểm dịch theo chỉ đạo định kỳ của Chi cục Thú y thì các chợ mới tiến hành kiểm tra.
 
Tuy nhiên, cũng chỉ kiểm tra được một số cửa hàng có đăng ký kinh doanh trong chợ. Còn các sạp di động bán ngoài lề đường, bán tại các chợ tạm, tự phát gần như không có ai kiểm tra...
 
Báo cáo của Chi cục Thú y TPHCM cho thấy tính đến ngày 20-12-2010, trên địa bàn TP đang có khoảng 151 điểm bày bán gia cầm sống trái phép. Nhiều nhất là tại các quận, huyện: Bình Chánh (36 điểm), quận 12 (29 điểm), quận Gò Vấp (27 điểm), Hóc Môn (23 điểm), quận 5 (13 điểm), quận 7 (7 điểm).
 
Tuy nhiên, thực tế chắc chắn lớn hơn rất nhiều. Nhiều quận, huyện không có trong danh sách nhưng theo ghi nhận của chúng tôi vẫn có nhiều điểm buôn bán, giết mổ gia cầm lậu hoạt động công khai...
 
Trao đổi với chúng tôi, ông Phan Xuân Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Thú y TPHCM, thừa nhận hiện nay tình hình kinh doanh sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, không bao bì, nhãn mác vẫn tồn tại và có chiều hướng gia tăng.
 
Các điểm kinh doanh giết mổ gia cầm trái phép đã phát hiện từ lâu nhưng do hoạt động của các đoàn kiểm tra liên ngành TP và quận, huyện không hiệu quả, việc kiểm tra xử lý chưa được thực hiện thường xuyên và đồng bộ nên không giải quyết triệt để được.
 
     
                                                                 Theo NLD

Các tin khác


Huyện Đà Bắc đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng

(HBĐT) - Để phát triển kinh tế rừng bền vững, huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, chuyển đổi tập quán sản xuất lâm nghiệp từ quảng canh sang thâm canh, tăng tỷ lệ trồng rừng gỗ lớn, phục vụ chế biến gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

Tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển

Đồng hành với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước qua nhiều thời kỳ, kinh tế tư nhân đã phát triển không ngừng cả về quy mô và chất lượng, được khẳng định là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tư nhân phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước cần có thêm nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi môi trường kinh doanh, tiếp cận các nguồn lực, tạo đà cho kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển lâu dài, hoạt động bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.

Diễn đàn báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững

(HBĐT) - Chiều 5/6, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn Báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững. Diễn đàn có sự tham gia của gần 200 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc TP Hà Nội; các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, các chuyên gia, luật sư, cơ quan báo chí các tỉnh phía Bắc.

Tỉnh Hòa Bình tham gia giới thiệu sản phẩm tại Hội chợ Thương mại - du lịch quốc tế Nha Trang 

(HBĐT) - Từ ngày 1- 7/6, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa diễn ra "Hội chợ Thương mại – du lịch quốc tế Nha Trang 2023” nhằm hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và hưởng ứng Chương trình Festival biển Nha Trang – Khánh Hòa 2023.

Xã Suối Hoa từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông

(HBĐT) - Xã Suối Hoa (Tân Lạc) có địa hình phức tạp, chủ yếu là núi đá xen kẽ đồi nên vấn đề giao thông gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua, xã huy động mọi nguồn lực, từ nguồn đầu tư của Nhà nước và nội lực trong Nhân dân từng bước xây dựng mạng lưới giao thông hoàn thiện, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.

Hội Nông dân xã Yên Trị chung sức xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

(HBĐT) - Đến cuối năm 2021, xã Yên Trị (Yên Thủy) hoàn thành 4/4 tiêu chí xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu. Từ một xã thuần nông, Yên Trị như được "khoác chiếc áo mới" với cơ sở hạ tầng được đầu tư ngày càng hoàn thiện, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục