Tính đến 21-12-2010, cả nước có 12.200 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký là 192,9 tỷ USD

 

Trong số 92 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, Đài Loan (Trung Quốc) là nhà đầu tư lớn nhất (22,8 tỷ USD), Hàn Quốc đứng thứ hai với 22,1 tỷ USD, tiếp theo là Singapore, Nhật Bản, Malaysia...

Tất cả 63 tỉnh thành trên toàn quốc hiện đều đã có dự án FDI. Trong đó TPHCM đang dẫn đầu với 29,9 tỷ USD vốn đăng ký của 3.500 dự án còn hiệu lực; tiếp đến là Bà Rịa-Vũng Tàu với 26,3 tỷ USD của 255 dự án còn hiệu lực.

Ngành công nghiệp sản xuất ô tô thu hút lượng lớn nguồn vốn FDI. Ảnh: CAO THĂNG

Nếu tính riêng giai đoạn 2006-2010, cả nước thu hút được 7.804 dự án với tổng vốn đăng ký 146,781 tỷ USD; vốn thực hiện đạt 44,634 tỷ USD. Xét về số dự án, giai đoạn này nhiều hơn giai đoạn 5 năm trước đó hơn 1.700 dự án, nhưng số vốn (cả đăng ký lẫn thực hiện) đều cao hơn gấp nhiều lần.

Theo các chuyên gia Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn 2006 – 2010, đóng góp của các doanh nghiệp FDI đối với sự phát triển kinh tế - xã hội là đáng kể, năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt là chỉ tiêu vốn thực hiện khá ổn định. Các chỉ tiêu khác như thu nộp ngân sách, tạo công ăn việc làm, xuất khẩu, đóng góp vào chuyển dịch kinh tế… đều đạt và vượt. Có thể khẳng định, Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn, được các nhà đầu tư quan tâm.

Riêng năm 2010, trong số 51 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư cấp mới năm nay, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với trên 4,35 tỷ USD. Hai vị trí tiếp theo thuộc về Hà Lan, Nhật Bản.

Trong số các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép trong năm 2010, các dự án lớn nhất là Dự án Công ty TNHH phát triển Nam Hội An (Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An) của nhà đầu tư Singapore tại Quảng Nam với số vốn đăng ký 4 tỷ USD; Công ty TNHH Điện lực AES-TKV Mông Dương (BOT nhiệt điện Mông Dương 2) xây dựng nhà máy nhiệt điện tại Quảng Ninh 2,1 tỷ USD; Dự án Công ty Sắt xốp Kobelco Việt Nam sản xuất phôi thép tại Nghệ An 1 tỷ USD...

 

                                                                                    Theo SGGP

 

 

Các tin khác


Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh): Tham vấn Quy hoạch tỉnh Hoà Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

(HBĐT) - Ngày 8/6, Ban Kinh tế -  Ngân sách (HĐND tỉnh) tổ chức hội nghị tham vấn Quy hoạch tỉnh Hoà Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách chủ trì hội nghị.

Diễn đàn về phát triển các chuỗi sản xuất nông, lâm nghiệp 

(HBĐT) - Ngày 6/6, tại TP Hoà Bình, Sở NN&PTNT tổ chức diễn đàn "Sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản, điểm nghẽn trong phát triển các chuỗi sản xuất nông, lâm nghiệp và giải pháp khắc phục”.

Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 648/QĐ-TTg ngày 7/6/2023 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tiếp tục xuất khẩu 18 tấn mía tươi sang Hoa Kỳ

(HBĐT) - Ngày 7/6, Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân phối hợp với Sở NN&PTNT tổ chức lễ xuất lô hàng mía tươi thứ hai sang thị trường Hoa Kỳ, với số lượng 18 tấn.

Xã Phú Thành: Mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao

(HBĐT) - Thời gian qua, nhiều nông dân xã Phú Thành (Lạc Thủy) mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế, trong đó mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định, góp phần nâng cao đời sống kinh tế của các hộ.

Tăng hiệu quả xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 5 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 20,4%, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục