Ông Bùi Văn Liệu, Trưởng xóm Khan Thượng là người chứng kiến nhiều chuyện lạ về cánh rừng Cỏ Rặng.

Ông Bùi Văn Liệu, Trưởng xóm Khan Thượng là người chứng kiến nhiều chuyện lạ về cánh rừng Cỏ Rặng.

(HBĐT)- Một khu rừng bằng phẳng, thú rừng chạy tung tăng với những cây to bằng người ôm giữa khu dân cư. Nếu ở nơi khác, nó đã trở thành nương trồng ngô, sắn. Nhưng bao năm nay, chẳng ai dám động đến cái lá cây của rừng. Nếu có người vô tình “động thủ” thì hậu quả khôn lường. Từ cánh rừng này khiến bao người ở xóm vốn là lâm tặc ngang dọc một thời nay phải gác kiếm về quê cày, cấy.

 

Theo truyền thuyết: Ngày xưa, có người mang tảng đá từ Mường Động qua xóm Khan Thượng, xã Ba Khan (Mai Châu). Đến đây, do trời tối, cả đoàn người khiêng đá ở lại chờ ngày mai khiêng tiếp. Đến sáng hôm sau, khi đoàn tiếp tục đi thì nhìn thấy hòn đá ở trên ngọn cây to trong rừng Cỏ Rặng. Người trong xóm bảo nhau rằng, đây là hòn đá thần mà thượng đế đã ban cho làng. Họ đã lập một đền thờ hòn đá đó. Đến giờ, hòn đá đó vẫn ở trong đền. Hàng năm, cứ vào dịp đầu năm, người trong xóm mang lễ vật đến đền thờ cầu mong cho làng xóm bình yên, nhà nhà bội thu. Cũng từ đó, quanh khu rừng đặt hòn đá luôn có nhiều câu chuyện bí ẩn chưa thể lý giải nổi.

 

        

                       Cánh rừng Cỏ Rặng chứa nhiều điều bí ẩn.

 

 

Khi chúng tôi rủ ông Bùi Văn Liệu, Trưởng xóm Khan Thượng đến thăm khu rừng đó, ông chối từ. ông bảo, lên đó nhỡ sơ ý mạo phạm đến thần linh sẽ bị phạt. Rót xong chén chè, ông trầm ngâm kể: Năm đó, tôi mới 9 tuổi. Bố tôi gọi là ông Tá Cường năm đó 43 tuổi, lên rừng Cỏ Rặng chặt củi về đun. Chẳng hiểu sao, khi về thấy người nao nao rồi ốm. Gia đình mới thầy thuốc đến bốc thuốc uống không thấy đỡ, mời thầy cúng đến cúng cũng không khỏi. Những ngày sau đó, bố tôi thấy mệt mỏi nằm li bì được mấy ngày thì mất... Rồi sau đó, mấy người trong xóm lên rừng Cỏ Rặng chặt củi cũng bị bệnh rồi mất cũng như bố tôi. Sau này nhiều người bảo rằng, do ông vào rừng chặt củi bị các thần linh quở phạt. Từ đó, cánh rừng Cỏ Rặng không ai dám vào chặt củi hoặc săn bắn.

 

Nhưng cách đây khoảng 4 năm, vào một ngày nắng hửng, sau 3 ngày mưa liên tiếp, rắn thường ra nhiều để phơi nắng. Có hai người ở xã Phú Cường (Tân Lạc) vào rừng Cỏ Rặng bắt rắn. Hôm đó, họ được khoảng gần 10 kg rắn ráo. Hai ngày sau, họ về mắc bệnh. Mặc dù đi khám nhiều nơi nhưng không ai phát hiện ra bệnh gì, rồi họ mất. Câu chuyện không phải do tình cờ hay không mà cách đây chừng gần 10 năm, khi mở rộng con đường liên xã Phú Cường - Ba Khan từ rải cấp phối thành rải nhựa đi cạnh rừng Cỏ Rặng không hiểu vì sao mà khi đặt mìn nổ phá đá làm đường không thể nổ được, cứ châm ngòi thì mìn xịt. Chiếc máy xúc vào vạt đường bị gãy càng ngay lập tức. Thấy sự lạ, đội thi công hỏi những người cao niên trong xóm, họ mách làm lễ cúng thần rừng, xin thần rừng cho mở đường. Lễ bao gồm thịt một con chó, một con gà và xôi nếp rồi mời thầy mo cúng làm lễ. Khi cúng xong, mìn đánh thì nổ, càng máy xúc hoạt động bình thường.

 

Đang loay hoay định vào rừng thì chúng tôi gặp anh Bùi Văn An ở xóm Khan Thượng. Anh đi chặt bương ở vườn nhà. Anh không dám đi thẳng qua khu rừng mà phải đi vòng đằng sau. Anh kể: Khu rừng này thiêng lắm, hàng ngày, chẳng ai dám vào. Nếu vào phải nghiêm túc, không được chặt cây, bắt thú, đi vệ sinh, trêu đùa, nhổ nước bọt trong rừng. Nếu làm những điều đó về bị ốm. Mấy năm trước, cũng có một anh chồng của một cô giáo dạy tiểu học Ba Khan ở dưới xuôi lên chơi. Hôm đó, rảnh rỗi anh này vào rừng Cỏ Rặng bẫy được một con bồ câu về ăn thịt. Hôm sau về thấy ốm, chữa mãi không khỏi. Anh đi khám nhiều nơi nhưng cũng không phát hiện được bệnh, rồi một lần, người nhà đi xem bói bảo rằng anh đã giết chết con chim của thần rừng phải mua một con bồ câu khác, làm lễ vào rừng xin các thần trả lại con chim đó. Làm thế xong, anh khỏi bệnh. Cũng từ bài học cánh rừng Cỏ Rặng, nhiều người trong xóm Khan Thượng không dám lên rừng chặt, phá và săn bắn thú hoang dã. Nhiều người làm lâm tặc sau những lần phạm đến thần rừng cũng không dám lên rừng chặt nữa. Họ quan niệm rằng “ăn của rừng thì thần sẽ phạt”. Do vậy, bao năm nay, trong xóm không còn tình trạng phá rừng bừa bãi để làm nương.

 

 

 

                                                                                            Lâm Hà

 

 

Các tin khác


Huyện Lạc Thuỷ huy động trên 137 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thuỷ, trong quý I/2024, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện là 137,3 tỷ đồng.

Huyện Mai Châu chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Thời tiết đang chuyển sang nắng nóng, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi. UBND huyện Mai Châu đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp các địa phương chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho đàn vật nuôi.

Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục