Nhằm cung cấp rộng rãi, kịp thời thông tin liên quan đến việc triển khai áp dụng giá điện hỗ trợ cho hộ nghèo và hộ thu nhập thấp thường xuyên sử dụng điện không quá 50 kwh/tháng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã vừa công bố thủ tục và trình tự đăng ký để các hộ dân thực hiện.

 

Hộ nghèo có thể chỉ phải trả 19.600 đồng cho 50kWh điện

Theo đó, thông tin về các bước thực hiện sẽ được thông báo về từng xã/phường để triển khai cho người dân. Hoặc với những người có điều kiện có thể tìm mẫu thủ tục hướng dẫn trên website của EVN (www.evn.com.vn) hoặc của các công ty điện lực địa phương.

Được biết, hiện các công ty điện lực đã bố trí đủ lực lượng để tiếp nhận toàn bộ đăng ký của các hộ dân, đảm bảo đến 31/3 sẽ hoàn thiện hồ sơ. Các hộ dân đến đăng ký cần mang theo hóa đơn tiền điện hoặc hợp đồng mua bán điện (có thể sử dụng bản photocopy), điền thông tin vào Giấy đăng ký theo mẫu và giữ lại 1 bản Giấy đăng ký có xác nhận của điện lực địa phương. Khách hàng đã đăng ký sẽ được áp dụng mức giá đã được hỗ trợ (993 đồng/kWh) kể từ hóa đơn tháng 4/2011.

Đối với khách hàng cấp điện mới kể từ tháng 4, có đăng ký mua điện theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt cho hộ nghèo, hộ thu nhập thấp thường xuyên sử dụng không quá 50kWh/tháng thì áp dụng mức giá này ngay tháng sử dụng điện đầu tiên. Tuy nhiên, các hộ đăng ký mức sử dụng này cũng cần lưu ý, chỉ khi mức sử dụng thường xuyên hàng tháng của gia đình mình thấp hơn 50 kWh hãy đi đăng ký, bởi chỉ cần 3 tháng liên tiếp các hộ sử dụng "quá tay" lên 52 kWh/tháng thì sẽ bị điện lực tự động chuyển sang tính tiền với mức giá 1.242 đồng/kWh.

Công nhân ngành Điện lên đường khắc phục sự cố.

Về tình hình triển khai thực hiện đăng ký này, ông Đàm Tiến Thắng - Trưởng phòng Quản lý Điện năng (Sở Công Thương Hà Nội) cho rằng Thông tư 05 đã qui định rõ ràng, dễ thực hiện. Việc tạo điều kiện cho người dân đến làm thủ tục đăng ký sẽ không có gì khó khăn.

Trao đổi với PV Báo CAND chiều 2/3, ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Giám đốc Tổng Công ty Điện lực Hà Nội - cũng cho biết, Công ty này đã bố trí nhân lực để tiếp nhận đăng ký của người dân. Việc chốt điện cho sản xuất kinh doanh từ ngày 1/3 để áp dụng mức giá mới cũng đã hoàn thành. Tuy nhiên, hiện chưa có nhiều người dân đến đăng ký mua điện theo tiêu chuẩn hộ nghèo.

"Thứ nhất là qui định mới được triển khai, có thể người dân chưa nắm bắt kịp. Thứ hai, theo tôi nguyên nhân chủ yếu, là do mức chênh lệch giữa giá ưu đãi và giá thường không lớn, chỉ khoảng 12.000 đồng/tháng, trong khi yêu cầu bắt buộc là phải sử dụng dưới 50 kWh/tháng, nên có thể người dân cũng không mặn mà".

Với qui định hiện nay, nếu các hộ nghèo tận dụng hết lợi thế (30.000 đồng hỗ trợ ngay của Chính phủ + 12.450 đồng chênh do được mua điện giá rẻ), thì mỗi tháng họ chỉ phải đóng 19.600 đồng cho 50kWh điện. Hiện việc hỗ trợ 30.000 đồng cho 3,2 triệu hộ nghèo trên cả nước do Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội chủ trì. Tuy nhiên, việc triển khai và phương thức giải ngân vẫn chưa được Bộ này công bố.

Được biết, hiện có 5 địa phương đề xuất phương án EVN ứng tiền cho người dân trước (trừ ngay vào hóa đơn tiền điện) rồi Bộ sẽ giải ngân "một cục" cho đơn vị này. Tuy nhiên phương án này hiện chưa được chấp nhận, và có thể sẽ áp dụng phương án giải ngân cho từng hộ. Như vậy các phòng LĐ, TB & XH các địa phương sẽ nhận thêm một khối lượng công việc khổng lồ.

Áp dụng công tơ trả trước cho người thuê trọ: Còn phải đợi

Quá khó khăn trong việc ngăn chặn bán điện "chặt chém" của chủ trọ đối với người thuê, trong Thông tư hướng dẫn áp dụng giá điện năm nay, Cục Điều tiết Điện lực đề xuất áp dụng phương pháp dùng công tơ trả trước với giá 1.639 đồng/kWh (tương đương mức giá điện sinh hoạt của một hộ dùng 200kWh/tháng). Đây là biện pháp đã được nhiều nước trong khu vực áp dụng. Nếu triển khai thành công, người thuê trọ sẽ được giảm gánh nặng khá nhiều so với mức giá 4.000 đến 4.500 đồng/kWh hiện nay họ đang phải trả.

Tuy nhiên, với tình hình hiện nay, việc Cục Điều tiết đã cẩn thận đề xuất mức giá cụ thể sẽ trở nên thừa, bởi đến lần điều chỉnh giá điện tiếp theo, chưa chắc hình thức này đã được đưa vào áp dụng. Hà Nội - một trong những địa phương được chỉ định thí điểm hiện cũng chưa biết bao giờ sẽ thí điểm.

"Hình thức này mới chỉ được đưa ra để các công ty điện lực nghiên cứu thực hiện, chứ chưa có gì cụ thể. Còn phải nhập sản phẩm ở đâu, giá ra sao, tiêu chuẩn thế nào, in card trả trước ra sao… rất phức tạp. Thêm vào đó chúng tôi cũng chưa biết lượng khách hàng sử dụng sẽ là bao nhiêu. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ thí điểm, tuy nhiên đúng là chưa biết bao giờ" - ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết.

Về vấn đề này, ông Phạm Mạnh Thắng - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực - bày tỏ: Quy định này ban hành cơ chế, hành lang pháp lý cho doanh nghiệp kinh doanh điện nghiên cứu thực hiện, và ít nhất cũng phải mất từ năm đến bảy tháng nữa để các doanh nghiệp chuẩn bị, thí điểm. Từ đây đến khi thực hiện được, EVN còn nhiều thứ việc phải làm… Tuy nhiên, trong khi chờ biện pháp này được áp dụng, Thông tư 05 cũng đã qui định rõ, chủ trọ chỉ được thu cao hơn 10% so với giá nhà nước qui định, tức là giá trần được thu với người thuê trọ là khoảng 2.200 đồng/kWh. "Vượt qua mức này họ sẽ bị xử phạt nếu bị phát hiện" - ông Đàm Tiến Thắng khẳng định

 

                                                                Theo CAND

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục