Nhiều doanh nghiệp đã cắt giảm chi phí, tạo sản phẩm mới với giá bán hợp lý để giữ vững thị trường trong thời điểm hiện nay. Ảnh: Yến Ngọc
Hàng loạt yếu tố "đầu vào" như điện, xăng dầu, tỷ giá ngoại tệ... đều tăng giá, khiến các doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh phải thay đổi phương án, điều chỉnh mục tiêu lợi nhuận... để giữ vững thị trường.
Công ty CP Dầu thực vật Tường An là DN chuyên sản xuất dầu ăn. Năm nay, DN đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế ở mức 50 tỷ đồng, chưa bằng một nửa của năm 2010. Lý giải về vấn đề này, đại diện Công ty cho biết, DN đang gặp nhiều khó khăn do có tới hơn 90% nguyên liệu của đơn vị phải nhập khẩu. Mới đây, Công ty liên tục nhận được thông báo của hàng loạt đối tác về giá nguyên liệu tăng, loại tăng ít nhất cũng là 15%. Thêm vào đó, tỷ giá VND/USD được điều chỉnh tăng, lãi suất cũng tăng cao (lãi suất VND cho vay cao nhất tới 22%)... đã gây áp lực lớn buộc DN phải tăng giá bán sản phẩm. Vì vậy, mục tiêu lớn nhất của Tường An hiện nay là bảo toàn vốn, giữ vững thị trường. Đồng quan điểm với Tường An, Trưởng ban Kỹ thuật và Marketing của Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, ông Đỗ Hải Triều chia sẻ, do giá nguyên liệu, tỷ giá tăng, DN phải tăng giá sản phẩm, nhưng điều này lại khiến DN gặp khó do phải cạnh tranh với hàng nhập lậu giá rẻ...
Nhiều DN cho rằng, việc tăng giá sản phẩm chỉ là giải pháp tình thế, không phải là "gốc" của vấn đề. Ông Trịnh Chí Cường, Tổng Giám đốc Công ty CP Nhựa Đại Đồng Tiến chia sẻ, DN phải thực hiện nhiều giải pháp, trong đó đã giảm chi tiêu, tạo sản phẩm mới với giá thành hợp lý để chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng. Nếu chất lượng sản phẩm không tăng, mà chỉ tăng giá DN sẽ khó qua được "cửa ải" này. Công ty Cao su Hà Nội (HARCO) cũng đang tập trung các biện pháp tiết kiệm điện, nước, giảm tiêu hao nguyên vật liệu; giảm biên chế... Không mở rộng đầu tư, tập trung cho những dự án đang triển khai để tránh lãng phí và quay nhanh vốn lưu động. Nhiều chuyên gia khẳng định, với lãi suất 18-22%, sản xuất công nghiệp hòa vốn còn khó, nói gì đến lãi...
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, muốn giữ được giá "đầu ra" trong khi chi phí "đầu vào" tăng, DN buộc phải giảm chi phí, thậm chí phải giảm cả sản lượng. Đây là thời điểm các DN phải lựa chọn, ưu tiên chọn những mục tiêu dễ thực hiện, đầu tư vốn ít, tránh những phí tổn không cần thiết vào thời điểm này. Sáng kiến tốt nhất hiện nay là tạo ra lợi nhuận ngắn hạn, thông qua việc giảm chi phí như tiết kiệm điện, xăng, dầu, hội họp... Các DN cần rút ngắn thời hạn các khoản thanh toán, hạn chế vay vốn ngân hàng, nhất là vay dài hạn vì lãi suất hiện nay quá cao; đồng thời, giảm các đơn hàng dài hạn, vì dễ chịu rủi ro từ tỷ giá hối đoái và giá nguyên liệu đầu vào tăng cao. Đặc biệt, cộng đồng DN nên hợp tác để tăng xuất khẩu, cân đối được nguồn ngoại tệ, tạo vốn, cân bằng đầu ra - đầu vào, đổi mới công nghệ...
Trước những diễn biến hiện tại của thị trường, nhiều DN cho rằng, các ngành chức năng nên có các chính sách hỗ trợ DN với những dự án sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Mặt khác, về lâu dài cần có quy định chặt chẽ hơn để hạn chế nguồn hàng nhập khẩu chất lượng kém đang cạnh tranh không lành mạnh với hàng sản xuất trong nước, làm ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng...
Theo HaNoiMoi
Trong những năm qua, Ðảng, Nhà nước rất quan tâm và tích cực thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Qua đó, ban hành nhiều chính sách định hướng phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư, chú trọng thu hút các dự án chất lượng cao. Tuy nhiên trên thực tế, ở Việt Nam, xu hướng phát triển kinh tế xanh mới chỉ đang ở xuất phát điểm.
(HBĐT) - Với tổng diện tích tự nhiên trên 58,7 nghìn ha, huyện Lạc Sơn có 24 đơn vị hành chính, trên 15 vạn dân, gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện đến hết năm 2022 là 19,32%, có 10 xã đã về đích nông thôn mới.
Tuy không thuộc vùng động lực của tỉnh nhưng huyện Lạc Sơn có những tiềm năng, lợi thế riêng để phát triển, như về giao thông có tuyến đường 12B đấu nối với quốc lộ 6 và đường Hồ Chí Minh đi qua. Tiềm năng đất đai của huyện dồi dào, thuận lợi phát triển nông, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 60%, hàng năm có gần 1.300 học sinh tốt nghiệp THPT tham gia vào lực lượng lao động.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, kết quả tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước quý I năm 2023 ước tính đạt 3,32% so cùng kỳ khẳng định chính sách quản lý và điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã từng bước phát huy hiệu quả.
(HBĐT) - Sáng 29/3, đoàn công tác Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) do ông Lee Sang Back, Tổng Giám đốc khu vực tư nhân tổ chức KOICA Hàn Quốc đã làm việc với UBND tỉnh về dự án Hợp tác công tư liên quan đến lĩnh vực giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng cộng thêm (REDD+). Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành.
(HBĐT) - Sau nhiều kỳ vọng sự ấm lên của thị trường tiêu thụ lợn, đến nay, giá lợn hơi vẫn chưa có dấu hiệu tăng, thậm chí tiếp tục đà giảm. Thời điểm này, sau mỗi lứa lợn bán ra, thứ mà người nông dân thu lại là những hẫng hụt, trăn trở...
(HBĐT) - Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng MSVT.