Ngân hàng Nhà nước tỉnh thường xuyên chỉ đạo kịp thời các chính sách liên quan đến tiền tệ đối với các ngân hàng thương mại.

Ngân hàng Nhà nước tỉnh thường xuyên chỉ đạo kịp thời các chính sách liên quan đến tiền tệ đối với các ngân hàng thương mại.

(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết 11/NĐ-CP của Chính phủ và những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và chỉ thị của Thống đốc ngân hàng cũng như sự chỉ đạo của UBND tỉnh cùng các văn bản của Ngân hàng Nhà nước tỉnh, trong những ngày qua, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp. Đồng loạt các giải pháp được hệ thống ngân hàng thương mại thực hiện như: lãi suất huy động vốn, thắt chặt dần tiền tệ... Mặc dù vậy, riêng với tỉnh ta, do nguồn vốn cho vay đều thuộc lĩnh vực sản xuất nên chủ trơng thắt chặt nguồn vốn không bị tác động mạnh.

 

Lãi suất tiền gửi cạnh tranh lành mạnh.

 

Sau một thời gian cạnh tranh lãi suất tiền gửi từ các ngân hàng thương mại liên tục được đưa ra như các trương trình khuyến mãi với giải thưởng cao khiến cho việc người dân xoay như chong chóng. Một số người còn rút tiền từ ngân hàng này sang gửi ngân hàng khác để hy vọng trúng thưởng. Tuy nhiên, thực hiện NQ 11 của Chính phủ, tất cả các ngân hàng trên địa bàn tỉnh ta đã đồng loạt huy động VNĐ gửi ở mức tối đa là 14%/ năm. Theo đánh giá của NH Nhà nước tỉnh kể từ khi triển khai thực hiện NQ 11, nhìn chung các ngân hàng trên địa bàn đã thực hiện nghiêm túc huy động tiền gửi trong dân và các tổ chức. Mặt bằng lãi suất đồng đều như nhau đã tạo ra môi trường lành mạnh, không có cạnh tranh tiêu cực. Vấn đề huy động tiền gửi giữa các ngân hàng giờ dựa trên uy tín và khâu chăm sóc, thu hút khách hàng có đồng vốn nhàn rỗi. Ngân hàng No & PTNT được cho là đơn vị có mạng lưới rộng khắp nhất trong tỉnh. Tính đến trung tuần tháng 3, tổng nguồn vốn huy động đã đạt trên 2.200 tỷ đồng. Các nguồn vốn này chủ yếu được quay trở lại phục vụ vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh ta. Với ngân hàng ĐT&PT Hoà Bình, tính đến nay cũng đã huy động được trên 700 tỷ đồng từ nguồn vốn trong dân cũng như các tổ chức. Là một ngân hàng ngoài quốc doanh và ra đời muộn nhất so với các ngân hàng trên địa bàn nhưng đến nay, nhờ phát huy về nguồn nhân lực, ngân hàng VP Bank cũng đã lấy được sự uy tín của khách hàng. Hiện tại, tổng nguồn vốn huy động thông qua chi nhánh đặt tại TP Hoà Bình cũng đã đạt trên 265 tỷ đồng. Theo ông Trần Anh Tuấn, Giám đốc Chi nhánh VP Bank Hoà Bình, trong huy động vốn, VPBank đã thực hiện nghiêm túc NQ 11, trong đó có cả huy động tiền gửi nói riêng đúng theo chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng.

 

Tập trung vốn kích cầu sản xuất

 

Với nội dung chủ yếu của NQ 11 tập trung vào những giải pháp chủ yếu nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Theo đó, một trong những nội dung chủ yếu hạn chế cho vay lĩnh vực phi sản xuất, tập trung nguồn vốn vào lĩnh vực sản xuất. Cụ thể, dự kiến đến cuối tháng 6/2011, tăng trưởng dư nợ cho vay phi sản xuất sẽ còn khoảng 20% và đến cuối năm 2011, giảm xuống còn khoảng 16%.

 

Theo đánh giá của ông Trần Anh Tuấn, Giám đốc VP Bank, về cơ bản, nhìn chung địa bàn tỉnh ta không có thị trường bất động sản cùng với chứng khoán nên việc vay vốn thuộc lĩnh vực phi sản xuất rất hạn chế. Một số không nhiều khách hàng vay tiêu dùng nhưng với số lượng từ vài chục triệu đồng và có ít khách hàng vay tới 100 - 200 triệu đồng. Do đó, việc chủ trương thắt chặt vốn cho vay lĩnh vực phi sản xuất không ảnh hưởng nhiều đến khách hàng trong tỉnh. Hiện tại, riêng nguốn vốn cho vay của ngân hàng VP Bank thuộc lĩnh vực phi sản xuất chiếm khoảng13%,  thấp hơn so với yêu cầu của Chính phủ tính đến cuối năm 2011 (khoảng 3%).

 

Bà Đinh Thị Khánh Trúc, Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hoà Bình cho rằng, toàn bộ hệ thống ngân hàng ĐT&PT Hoà Bình đã triển khai thực hiện NQ11 và Chỉ thị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng như sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Ngân hàng NN tỉnh nghiêm túc. Cấp uỷ, lãnh đạo cơ quan đã đề ra một chương trình hành động đảm bảo triển khai từ cấp lãnh đạo cho đến từng nhân viên toàn Chi nhánh. Tuy nhiên, theo bà Trúc, Chi nhánh NH ĐT&PT Hoà Bình vẫn cố gắng đáp ứng nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp. Với những nguồn vốn cho vay trung, dài hạn, ngân hàng ưu tiên các dự án khả thi, tạo ra nhiều sản phẩm và giải quyết việc làm cho xã hội.

 

Còn với NH No&PTNT, trong tổng dư nợ trên 3.300 tỷ đồng, nguồn vốn cho vay phi sản xuất mới chỉ chiếm khoảng 6%, thấp hơn nhiều so với NQ 11 đề ra. Theo ông Tuấn Minh Cử, Giám đốc NH No&PTNT, để triển khai tốt, đồng bộ các giải pháp của Chính phủ, NH No&PTNT đang tập trung tạo lập nguồn vốn vững chắc, huy động tối đa nguồn vốn trong dân cư, đặc biệt hạn chế nguồn vốn không ổn định đảm bảo vào phục vụ phát triển kinh tế của phát triển nông nghiệp, nông thôn.

 

Hồng Trung

 

 

Các tin khác


Duy trì sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ nông sản

Trong 5 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước ước đạt 20,26 tỷ USD.

Người dân xã Đa Phúc ấm no từ trồng mía

(HBĐT) -Dọc trên những con đường bê tông liên thôn, xóm tại xã Đa Phúc (Yên Thủy) là những ruộng mía bạt ngàn. Nông dân hồ hởi chăm sóc đảm bảo thu hoạch đúng khung thời vụ. Trong 2 - 3 năm trở lại đây, giá mía ở mức 6.000 - 8.000 đồng/cây, thị trường tiêu thụ ổn định. Cây mía đã trở thành cây trồng mũi nhọn giúp bà con nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững.

Sản lượng thủy sản thu hoạch ước đạt 6,14 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định. Trong đó, nuôi cá lồng bè trên hồ sông Đà diễn ra thuận lợi, cá phát triển tốt, các chỉ số môi trường tương đối ổn định, không có ổ dịch lớn xảy ra. Hiện, tổng diện tích nuôi cá ao, hồ toàn tỉnh đạt 2.698 ha với 4.900 lồng nuôi cá, tăng 200 lồng so với cùng kỳ.

Tháng 5, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 1.028,4 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Cục Thống kê, trong tháng 5, tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh ước đạt 1.028,4 tỷ đồng, so với tháng trước tăng 3,19%, so với cùng kỳ năm trước tăng 33,5%.

Nhận diện rào cản trong hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, cải thiện chỉ số PCI

(HBĐT) - Khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp (DN) thời gian qua rất rõ ràng, điều này trực tiếp phản ánh qua tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh trong quý I/2023 ước đạt 3,88%. Đồng thời ảnh hưởng đáng kể đến cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hòa Bình. Nhận diện sớm và kịp thời đưa ra các giải pháp đồng bộ, thiết thực là nhiệm vụ cấp bách của tỉnh. 

Nâng cao trách nhiệm trong giải ngân vốn đầu tư công

Để chấn chỉnh tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian qua, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn. Thực tế cho thấy, nơi nào lãnh đạo cấp ủy, chính quyền nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực vào cuộc thì việc triển khai các dự án vốn đầu tư công có chuyển biến tích cực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục