Nhân dân xã Vầy Nưa (Đà Bắc) được tiếp cận với phương pháp canh tác tiên tiến và gieo trồng giống ngô mới trên đất đồi.

Nhân dân xã Vầy Nưa (Đà Bắc) được tiếp cận với phương pháp canh tác tiên tiến và gieo trồng giống ngô mới trên đất đồi.

(HBĐT)- Đà Bắc là một huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh. Trong nhiều năm qua, huyện, đang nỗ lực tìm hướng đi nhằm xoá đói, giảm nghèo, ổn định đời sống cho bà con. Những định hướng phát triển kinh tế đã được Đảng bộ, các cấp chính quyền Đà Bắc tập trung trong mấy năm qua đó là phát triển hạ tầng, nông, lâm nghiệp và chăn nuôi đang dần tạo đà cho phát triển bền vững.

 

Tập trung đầu tư hạ tầng

 

Con đường nhựa trải dài dẫn từ trung tâm huyện Đà Bắc qua xã Hiền Lương, Vầy Nưa lên Tiền Phong uốn lượn ven theo những triền núi, lúc nằm sát bên mép lòng hồ sông Đà trong xanh, yên ả, lúc vắt vẻo trên đỉnh núi mây mù phủ kín. Con đường đang đổi thay từng ngày bởi được sự đầu tư của Đảng và Nhà nước tập trung hạ tầng cho đồng bào miền núi vùng cao, xa, đặc biệt khó khăn. Ngược về hơn một năm trở về trước, mỗi lần nên với Vầy Nưa bằng đường bộ, ngay cả cánh xe ôm chuyên nghiệp cũng lắc đầu ngao ngán bởi ổ gà, ổ trâu liên tục. Đất đá chắn trên tất cả các ngả đường. Người dân muốn về trung tâm huyện chủ yếu đi bằng tàu thuyền. Thi thoảng mới có một vài lái xe tải “dũng cảm” lên thu mua hàng hóa, mặc dù thời gian từ trung tâm huyện lên Vầy Nưa gấp 3 lần so với hiện nay. Bởi vậy, giá bán nông, lâm sản khu vực các xã từ Hiền Lương, Vầy Nưa đến Tiền Phong thường thấp hơn nhiều so với trung tâm huyện, mặc dù cách hơn chục cây số. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Bí thư Huyện uỷ Đà Đắc trăn trở với phát triển KT-XH của huyện: Với Đà Bắc, trong những năm qua, chủ trương của Đảng bộ, chính quyền là tập trung đầu tư vào hạ tầng nhằm đảm bảo giao thông thông suốt, tạo điều kiện cho giao thương thuận lợi hơn. Quả vậy, trong những năm qua, bình quân mỗi năm, Đà Bắc được đầu tư hơn chục tỷ đồng vào hạ tầng, tập trung chủ yếu vào mạng lưới giao thông. Các vùng khó khăn như Vầy Nưa, Tiền Phong cho đến các xã giáp ranh với Sơn La như Mường Chiềng, Đồng Chum với tỉnh lộ 433, cứ hễ mưa xuống lập tức bị chia cắt, giờ giao thông đã thay đổi nhanh chóng. Diện mạo của các xã này cũng nhờ đó mà phát triển. Chính nhờ vậy, năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 13,82%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 52,2%. Nhờ giao thông phát triển, CN-TTCN, xây dựng cũng vì thế mà phát triển, chiếm 13%, tăng nhiều so với 5 năm về trước. Đặc biệt, du lịch, thương mại giờ đã chiếm đến 34,5%. Cũng theo đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, đầu tư vào hạ tầng là động lực cho phát triển KT-XH, trong những năm tới, Đà Bắc đảm bảo huy động bằng nhiều nguồn lực, đẩy nhanh các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng. Đồng thời, tiếp tục thực hiện tốt các chương trình, dự án đầu tư vùng khó khăn, đảm bảo hạ tầng thiết yếu cho nhân dân.

 

Không cho “đất nghỉ”

 

Tháng 3 – trên những cánh rừng bạt ngàn của các xã vùng cao cho đến các xã vùng lòng hồ huyện Đà Bắc, lòng người dân giờ đây như nhẹ nhàng hơn. Khi mà kinh tế rừng đã có những phát triển tương đối bền vững từ những cây tre, luồng phủ kín, nghiêng bóng xuống mặt hồ trong xanh cũng là lúc Đảng bộ, chính quyền cùng nhân dân huyện Đà Bắc tập trung cho phát triển nông nghiệp. So với tổng diện tích đất tự nhiên của Đà Bắc vào khoảng 77.796 ha, đất dành cho sản xuất nông nghiệp chẳng thấm tháp là bao, vào khoảng trên, dưới 11.000 ha gieo trồng cả năm. Một số vùng như Cao Sơn, Hiền Lương và một vài nơi khác được cho có một số diện tích đất khá bằng phẳng dành cho nông nghiệp, còn hầu hết người dân phải canh tác trên đất dốc. Chính vì vậy, trong khá nhiều năm, một số nơi bỏ đất trống ngay cả trong vụ sản xuất khiến nhiều người lầm tưởng người dân bỏ bê không canh tác. Tuy nhiên, theo đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, thực chất là người dân sợ đất bạc màu, để không qua vài vụ nhằm lấy lại chất đất đảm bảo cho năng suất khi trồng. Với phương thức canh tác như vậy, khó có thể đảm bảo lương thực cũng như tăng trưởng cơ cấu kinh tế. Chính vì vậy, trong những năm tới, Đảng bộ, chính quyền Đà Bắc tập trung đưa nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững và một trong những mục tiêu cụ thể là áp dụng tiến bộ KH-KT vào đồng ruộng, thay đổi thói quen canh tác của bà con. Với mục tiêu không cho đất nghỉ, cụ thể, với những khu vực đất dễ bị bạc màu sẽ tuyên truyền, động viên bà con trồng các loại cây cải tạo đất là những cây họ đậu. Đồng thời, chủ động đưa phân bón vào làm tăng thêm chất đất. Có như vậy mới đảm bảo cây lương thực tiêu dùng tại chỗ, khắc phục tình trạng đói giáp hạt, dần đưa đời sống bà con vùng kinh tế còn khó khăn trở lại ổn định theo tiêu chí bền vững. Một con số cụ thể, ngay trong năm 2011, Đà Bắc phấn đấu với mục tiêu đạt tổng sản lượng cây có hạt đạt 35.000 tấn, trong đó, riêng thóc đạt khoảng 8.800 tấn - một con số vượt trội so với cách đây 5 năm và là khả quan hôm nay so với những gì mà Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Đà Bắc đã và đang tiếp tục nỗ lực trong nhiều năm qua.

 

 

 

                                                                                     Hồng Trung

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục