Mặc dù 60 loại thực phẩm nhập lậu nguồn gốc không rõ ràng nhưng Cty nhập số hàng trên đã thay nhãn mác đưa vào bán tại các siêu thị, chợ…để thu lời, đánh lừa người tiêu dùng.

Những nhãn mác được dùng để dán cho lô hàng thực phẩm nhập lậu.
Những nhãn mác được dùng để dán cho lô hàng thực phẩm nhập lậu.

Theo Chi Cục quản lý thị trường TP Hà Nội, đơn vị này vừa kiểm tra Cty TNHH TM&XNK Thành Thịnh tại B17 tổ 84 Hoàng Cầu, Ô Chợ Dừa đã phát hiện hàng tấn thực phẩm nhập lậu với khoảng trên 60 loại thực phẩm đông lạnh như các loại thịt cá sấu, đà điểu, thỏ, nầm dê, cá thu cắt khúc, mực ống... không rõ nguồn gốc đang được thay nhãn mác đem tiêu thụ tại các chợ và siêu thị trên thị trường Hà Nội.

Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng thu giữ tại hiện trường 20kg nhãn mác, 30kg túi nylon dùng đóng gói và 20kg bao bì sản phẩm. Theo Chi cục QLTT Hà Nội, trong quá trình kiểm tra hóa đơn, chứng từ và khai nhận của đại diện Cty, số hàng trên có nguồn gốc từ Trung Quốc, được nhập về từ Quảng Ninh sau đó được đóng gói lại và tiêu thụ tại một số siêu thị lớn như Fivimart, Intirmex và các chợ Phùng Hưng, chợ Hôm...  

Chi cục QLTT Hà Nội cũng cho biết, sẽ kiểm tra tại các chợ và siêu thị nói trên để thu hồi và tiêu hủy các mặt hàng thực phẩm nhập lậu. Ông Nguyễn Ngọc Hà - Đội trưởng đội QLTT số 13 cho hay: Bước đầu xác định vi phạm của Cty Thành Thịnh là kinh doanh hàng hóa xuất xứ không rõ ràng. Số hàng nhập lậu trên đã được Cty phù phép chuyển thành hàng hóa sản xuất tại VN và chuyển đổi thời gian sử dụng. Sự gian lận thương mại trên đã ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và kinh tế của người tiêu dùng.

 

                                                                           Theo Báo Laodong

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục