Những cây chè cổ thụ đã và đang góp phần cải thiện đời sống cho nhân dân.

Những cây chè cổ thụ đã và đang góp phần cải thiện đời sống cho nhân dân.

(HBĐT) - Đã có lúc, những cây chè shan tuyết ở Pà Cò (Mai Châu) mọc thành rừng bạt ngàn hàng chục cây số nhưng khi cơn bão thuốc phiện tràn qua, người ta đã tưởng cây chè cổ thụ mất hẳn trên đỉnh núi mờ sương. May mắn thay, bằng sự quyết tâm của ông Giám đốc người xuôi và bà con người Mông Pà Cò, cây chè Shan tuyết đang dần hồi sinh, thương hiệu chè Pà Cò đang dần khẳng định uy tín trên thị trường.

 

Tặng vật của tạo hóa

Ngược những con dốc quanh co theo triền núi, chúng tôi tìm đến bản Chà Đáy, nơi được coi là thủ phủ của cây chè cổ thụ Pà Cò. Nhấp một chén trà, cụ Sùng A Tô (73 tuổi) kể lại: Bố sinh ra đã thấy những gốc chè to hai, ba người ôm rồi. Cũng không biết cây chè đã có ở đây từ bao giờ, chỉ nghe các cụ nói lại thôi. Chuyện xưa có con chim đại bàng từ đâu bay đến, ăn quả rồi nhả ra một hạt rất lạ. Hạt cây đó rơi xuống đất, lớn lên thành cây. Dân đem lá cây nhấm thử, thấy tinh thần sảng khoái, từ đó mà truyền nhau lấy lá về vò uống.

 

Những gốc chè ở đất Pà Cò này ngày trước là của người Thái Bao La nuôi dưỡng, đến khi họ không ở nữa mới truyền lại cho người Mông giữ. Người ta từng ghi nhận, cách đây hơn 100 năm, Lefevre Pontalis, một nhà thám hiểm người Pháp đã tiến hành một cuộc khảo sát về sản xuất và buôn bán chè giữa sông Đà ở miền núi phía Bắc Việt Nam, từ Hà Nội qua chợ Bờ (Hoà Bình), Mộc Châu, Lai Châu, Mường Tè rồi sang Trung Quốc. Biết đâu đấy, thứ chè tuyết đặc sản Pà Cò kia chẳng đã theo chân những thương nhân đến những vùng, miền xa xôi.

 

Miên man trong những câu chuyện về cây chè cổ thụ, cụ Tô  kể rằng: Xưa kia, cả vùng Pà Cò. Nhấp một chén trà, cụ Sùng A Tô (73 tuổi) kể lại: Bố sinh ra đã thấy những gốc chè to hai, ba người ôm rồi. Cũng không biết cây chè đã có ở đây từ bao giờ, chỉ nghe các cụ nói lại thôi. Chuyện xưa có con chim đại bàng từ đâu bay đến, ăn quả rồi nhả ra một hạt rất lạ. Hạt cây đó rơi xuống đất, lớn lên thành cây. Dân đem lá cây nhấm thử, thấy tinh thần sảng khoái, từ đó mà truyền nhau lấy lá về vò uống.

 

Những gốc chè ở đất Pà Cò này, ngày trước là của người Thái Bao La nuôi dưỡng, đến khi họ không ở nữa mới truyền lại cho người Mông giữ. Người ta từng ghi nhận, cách đây hơn 100 năm, Lefevre Pontalis, một nhà thám hiểm người Pháp đã tiến hành một cuộc khảo sát về sản xuất và buôn bán chè giữa sông Đà ở miền núi phía Bắc Việt Nam từ Hà Nội qua Chợ Bờ (Hoà Bình), Mộc Châu, Lai Châu, Mường Tè rồi sang Trung Quốc. Biết đâu đấy, thứ chè tuyết đặc sản Pà Cò kia chẳng đã theo chân những thương nhân đến những vùng, miền xa xôi.

 

Miên man trong những câu chuyện về cây chè cổ thụ, cụ Tô kể rằng: Xưa kia, cả vùng Pà Cò rộng lớn này là tà sùa (bãi chè). Còn dãy núi Pà Háng là tẩu sùa (núi chè). Chè mọc thành rừng, mênh mông bát ngát suốt từ Chà Đáy xuống Xà Lĩnh. Cây chè mọc thành rừng, ken dày đến nỗi có thể di chuyển hàng cây số trên những tán chè mà không cần đặt chân xuống đất. Có những gốc chè to bằng thùng phi khiến cho nhiều người đi giữa những cây chè mà cứ tưởng lạc trong rừng gỗ.

 

Anh chàng người Mông Sùng A Pha bảo rằng: Rừng chè ngày ấy chiều rộng chỉ chừng cây số nhưng trải dài đến hàng chục km, có đến hàng nghìn, hàng vạn cây chè và có lẽ phải mất đến hàng tuần mới đếm hết được rừng chè. Ngày ấy, cây chè cũng mọc tự nhiên như cây trong rừng, bà con không biết đến chăm sóc, bón tỉa. Họ cứ hái, thậm chí chặt cả cành, cho vào chảo gang, phơi trên gác bếp dùng dần. Khách đến nhà người Mông trước nhất phải mời uống chè. Lúc mệt mỏi, uống chén chè nóng làm cho tinh thần sảng khoái. Trẻ con Mông sinh ra vẫn dùng lá chè cổ thụ sát vào da thịt để giữ màu da và giúp cho bàn chân, bàn tay đi rừng, leo núi dạn dày.

 

Đứng trước những cây chè cổ thụ, có gốc phải hai người trưởng thành dang tay ôm mới kín, cùng một lúc 9-10 người leo trèo hái vô tư. Lá chè to, dài, xanh ngăn ngắt, đầy đặn, đen thẫm. Nhiều thân chè to, rêu xanh, nấm mốc trắng bàng bạc phủ kín gốc. Chè ở đây ngon là vì có sương mù. Chè ngậm sương mù thành tuyết. Búp chè sau chế biến vẫn còn một lớp lông tơ trắng. Anh Pha cứ hể hả mà rằng: Búp chè tuyết cổ thụ 1 tôm, 2 lá non ở Pà Cò to như đầu đũa nên những nhà sản xuất chè giỏi giang ở vùng Mộc Châu cứ gọi là bó tay vì không biết sao chè kiểu gì với cuống chè to như thế.  Chén trà rót ra, thấy nước chỉ phơn phớt vàng, nhấp một ngụm thấy chan chát nhưng vài phút sau vị ngòn ngọt lại đọng mãi nơi đầu lưỡi, cả trong họng. ấp chè đầu mới để nếm trà, còn để thưởng thức được cái đậm, sâu của chè tuyết Pà Cò phải sang ấm thứ hai, thứ ba.

 

Tàn phá và hồi sinh

 

Cái thứ đặc sản của độ cao, của sương núi Pà Cò kia cũng phải trải qua một thời kỳ gian khó. Phần vì không biết chế biến, không có người thu mua nhưng chủ yếu là vì cây thuốc phiện. Người Mông lúc đó chỉ nhìn thấy cái lợi từ cây hoa anh túc nên đua nhau chặt phá cây chè chẳng tiếc tay. Có nhiều cây đến vài người ôm cũng bị đốn bật gốc. Sau này, cơ quan ĐC -ĐC khôi phục lại cây chè Shan tuyết ở Pà Cò theo kiểu trồng rừng phòng hộ được 130 ha, trồng tập trung cỡ 10 ha nhưng cũng chẳng thành công cho lắm bởi chè bị cỏ mọc lấn lướt, mùa khô bị trâu, bò phá hại ngốn cả ngọn lẫn búp. Thêm vào đó, đầu ra cho cây chè không có, những nhà trồng chè chẳng buồn thu hái mà có thu hái để uống trong gia đình, không thể bán được.

 

Tưởng cây chè Pà Cò sẽ mãi bị lãng quên nhưng có một con người đã nhìn ra một hướng làm giàu từ một đặc sản khác dù còn tiềm ẩn là chè Shan tuyết. Lúc ấy, ông Đỗ Minh Hoà - Phó giám đốc Cty Phương Huyền sau nhiều lần lăn lộn ở Pà Cò mới quyết định đầu tư máy móc, nhà xưởng ở đây, chuyên tâm chế biến chè, kinh phí đầu tư trên 1 tỉ đồng, trong đó vốn vay cỡ 400 triệu đồng. Năm 2006, ông đăng ký thương hiệu Chè Shan tuyết Pà Cò. Xưởng lập tại chính bản Chà Đáy, công nhân hoàn toàn thuê người địa phương. Thời gian đầu, công việc sản xuất gặp nhiều khó khăn. Suốt ba năm (từ 2005 -2007), ông cùng anh em phải đến từng nhà, thuyết phục từng người. Sùng A Pha (nay là Phó giám đốc xưởng chế biến chè) nhớ lại: Tôi là người đi thuyết phục nhưng bà con không nghe. Mình phải xung phong làm trước rồi tổ chức nhiều đoàn, đưa cả cán bộ lẫn người dân đi tận Mộc Châu (Sơn La) để tận mắt nhìn, tận tay sờ mới thuyết phục được.

 

Nhà anh Pha giờ đây có 2/3 diện tích chè đã cho thu hoạch. Các nhà như Sùng A Sía ở Chà Đáy có 30 cây chè cổ thụ, nhà Sùng A Phai ở Xà Lĩnh có 94 cây cổ thụ cũng cho thu đều đều. Bình quân một cây chè cổ thụ thu được cỡ từ 20-30 kg búp mỗi đợt. Mỗi kg chè Shan công nghiệp (trồng mật độ dày) được thu mua 6.000 đồng, chè cổ thụ được 8.000 đồng. Giờ Chà Đáy có 70 hộ nhận làm chè, ở Xà Lĩnh có 40 hộ nhận và được bao tiêu hết. Sau nhiều năm đầu tư hàng tỷ đồng, Công ty TNHH Phương Huyền đã xây dựng được hệ thống nhà xưởng sản xuất và chế biến. Đồng thời, triển khai nhân giống chè Shan tuyết cung cấp cho người Mông Pà Cò trồng mới hàng chục ha. Hơn 1.200 cây chè cổ thụ có tuổi từ 200 - 300 năm ở Pà Cò giờ được đánh số bảo vệ và chăm sóc kỹ lưỡng.

 

Cơ sở sản xuất, chế biến chè được đã được đầu tư tương đối; đào tạo nguồn nhân lực cho sản xuất, tiếp thị kinh doanh; chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái cây chè, trong đó có nhiều bà con người Mông. Tuy vậy, vùng nguyên liệu chưa nhiều, cùng với đó, tư duy làm kinh tế của bà con Pà Cò chưa đáp ứng được thực tế phát triển, nguồn nhiên liệu phục vụ xao, sấy, nguồn điện cho sản xuất chưa thật sự đảm bảo đã và đang khiến cho người lãnh đạo công ty trăn trở. Mặc dù vậy, chúng tôi tin tưởng rằng, với quyết tâm xây dựng vùng chè Pà Cò không thua kém gì vùng chè Mộc Châu (Sơn La), Suối Giàng (Yên Bái) cùng với nỗ lực nâng cao đời sống cho người dân Pà Cò, Công ty TNHH Phương Huyền sẽ vượt qua những khó khăn, xây dựng thương hiệu chè San tuyết Pà Cò được bạn bè trong và ngoài nước biết đến.

 

                                                             Hoàng Toản (T.T.V)

 

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục