Chiều 1-4, Sở Công thương và Sở Tài chính TPHCM đã công bố kế hoạch thực hiện chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn TPHCM năm 2011 và Tết Nhâm Thìn 2012. So với năm ngoái, chương trình năm nay tăng cả về nhóm mặt hàng, điểm bán và doanh nghiệp (DN) tham gia.

 

Khách hàng chọn mua thịt với giá bình ổn tại siêu thị

Cùng với 14 DN của năm 2010, năm nay có 8 DN mới đã đăng ký tham gia chương trình bình ổn giá, nâng tổng số lên 22 DN. Trong số đó có 19 DN nhận vốn vay từ chương trình với tổng số tiền 412 tỷ đồng, lãi suất 0% trong 12 tháng. 3 DN không nhận vốn vay (gồm HTX Phước An, Công ty CP Thủy hải sản 584 Nha Trang và Công ty TNHH Phú An Sinh) nhưng vẫn đăng ký cụ thể số lượng, giá bán, đồng thời chấp hành đúng các cam kết từ chương trình. Thời gian thực hiện từ nay đến hết ngày 31-3-2012.

Cùng với việc gia tăng số lượng và chủng loại hàng hóa, số lượng điểm bán năm nay cũng được các DN phát triển thêm với 2.314 điểm. Về giá bán hàng bình ổn, bà Đào Thị Hương Lan, Giám đốc Sở Tài chính cho biết, năm nay sẽ có 2 tiêu chí giá để so sánh là giá bán của năm 2010 và giá của các DN cùng tham gia đăng ký. Trên cơ sở giá của DN tự xây dựng và đăng ký, cộng với việc khảo sát giá bán cùng mặt hàng từ thị trường và từ Cục Thống kê công bố, Sở Tài chính sẽ xác lập mức giá phù hợp nhưng vẫn thấp hơn thị trường 10% nhằm đủ sức dẫn dắt thị trường.

Trong quá trình thực hiện, nếu nguyên vật liệu đầu vào tăng 15%, sở sẽ tiếp tục xem xét điều chỉnh, tránh tình trạng tạo “vùng trũng” về giá đối với hàng bình ổn. Ngược lại, nếu giá nguyên liệu giảm 5%, các DN phải điều chỉnh giảm ngay giá bán tương ứng. Hôm nay (2-4), các sở ngành chức năng sẽ báo cáo trước UBND TP về mức giá mới ấn định. Ngay sau đó, sở sẽ công bố giá bán các nhóm hàng bình ổn đến người tiêu dùng TP.

Thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, các DN thuộc khối DN công nghiệp Trung ương tại TPHCM đã đề ra nhiều giải pháp tích cực nhằm giữ vững ổn định sản xuất – kinh doanh, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động. Hầu hết DN thuộc các ngành điện, cơ khí, hóa chất, nhựa, chế biến thực phẩm, nước giải khát, giày da, dệt may… đã cam kết không tăng giá thành sản phẩm để ổn định thị trường và giải quyết đầu ra cho sản phẩm xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Nhiều biện pháp được đưa ra nhằm thực hiện mục tiêu trên, trong đó có việc tiết kiệm 10% - 12% chi phí sản xuất đầu vào và sắp xếp lại sản xuất, hợp lý hóa thiết bị công nghệ, bố trí lao động hiệu quả. Mặt khác, nhiều DN trong khối còn có chính sách chăm lo đời sống sinh hoạt cho người lao động qua việc bảo đảm việc làm và thu nhập, trợ cấp về nhà ở, học hành, chăm sóc y tế đối với các trường hợp khó khăn, neo đơn.

Sau hơn 1 tháng thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp trung ương tại TPHCM vẫn giữ được ở mức 12% - 17%, ổn định được giá thành và giá bán sản phẩm và không để xảy ra biến động lao động làm ảnh hưởng đến sản xuất – kinh doanh.

 

 9 mặt hàng bình ổn hàng tháng năm 2011

Căn cứ vào nhu cầu tiêu thụ từng tháng tại địa bàn TPHCM đối với các nhóm mặt hàng, số lượng hàng bình ổn sẽ chiếm 20%-25% so với thị trường. Cụ thể, gạo - nếp 5.500 tấn; đường RE 2.300 tấn; dầu ăn 800 tấn; thịt gia súc 3.600 tấn; thịt gia cầm 1.650 tấn; trứng gia cầm 18 triệu quả; thực phẩm chế biến 1.010 tấn; rau củ quả 1.410 tấn; thủy hải sản 65 tấn.

Đối với các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho thị trường Tết Nhâm Thìn 2012 sẽ có điều chỉnh cơ cấu về lượng hàng trong từng nhóm hàng so với tháng thường. Theo đó, số lượng hàng bình ổn tết sẽ chiếm 30%-40% so với nhu cầu thị trường. Cụ thể: gạo - nếp 4.700 tấn; đường RE 2.500 tấn; dầu ăn 900 tấn; thịt gia súc 3.650 tấn; thịt gia cầm 1.950 tấn; trứng gia cầm 25 triệu quả; thực phẩm chế biến 1.310 tấn; rau củ quả 2.010 tấn; thủy hải sản 65 tấn

 

                                                                                   Theo SGGP

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục