Điểm bẫy đèn xóm Sào, xã Hạ Bì (Kim Bôi) kiểm tra, theo dõi sát sao tập đoàn rầy di trú

Điểm bẫy đèn xóm Sào, xã Hạ Bì (Kim Bôi) kiểm tra, theo dõi sát sao tập đoàn rầy di trú

(HBĐT) - Trên đồng ruộng các xã, thị trấn của huyện Kim Bôi hiện nay, một số diện tích lúa trà sớm đã ở thời kỳ trỗ, diện tích trà chính đang trong giai đoạn ôm đòng. Qua thường xuyên kiểm tra thực tế đồng ruộng và theo dõi mật độ rầy vào đèn, diễn biến tập đoàn rầy và sâu bệnh hại lúa đang ở ngưỡng an toàn. So với vụ này cùng kỳ năm trước, tình hình sâu bệnh ít phức tạp hơn hẳn.

 

Tuy nhiên, theo ông Quách Văn Ban – Trạm trưởng Trạm BVTV huyện, đang trong thời điểm lúa cực kỳ nhạy cảm với các loại sâu và rầy nên công tác bảo vệ đồng ruộng và sản xuất vụ chiêm - xuân càng không thể lơ là. Nếu đối tượng sâu, rầy chính… gia tăng mật độ rất có thể sẽ gây hiện tượng cháy rầy cuối vụ, ảnh hưởng lớn đến năng suất, sản lượng lúa. Chính vì vậy, những ngày này, nhân lực toàn trạm dồn về cơ sở, phối hợp với đội ngũ khuyến nông viên các xã kiểm tra, nắm bắt tình hình phát triển của cây lúa, tình hình sâu bệnh để theo dõi, chỉ đạo nông dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho lúa.

 

Cùng thời gian này, đều đặn vào 7 giờ sáng các ngày, chị Bùi Thị Hiệu – cán bộ trạm BVTV huyện lại có mặt tại điểm bẫy đèn xóm Sào, xã Hạ Bì kiểm tra mật độ rầy vào đèn tối hôm trước và lấy mẫu đem về phân tích phục vụ công tác dự tính, dự báo tình hình sâu bệnh. Chị Hiệu cho biết:  Điểm bẫy đèn được duy trì tại huyện từ năm 2009 đến nay, cho thấy phát huy hiệu quả, giúp theo dõi được khả năng di trú của tập đoàn rầy. Qua theo dõi mật độ rầy vào đèn đang có dấu hiệu tăng, sắp tới có thể là thời kỳ cao điểm của rầy nên bà con nông dân cần chủ động các biện pháp phòng trừ.

 

Để bảo vệ đồng ruộng và sản xuất, trạm BVTV huyện đang tiếp tục tăng cường cán bộ xuống địa bàn, thường xuyên kiểm tra đồng ruộng kịp thời phát hiện các đối tượng gây hại chính như: bệnh đạo ôn cổ bông, rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân cuối vụ và thực hiện các biện pháp phòng trừ. Lúc này, bà con nông dân các xã, thị trấn cần tích cực hơn trong việc phối hợp kiểm tra đồng ruộng, trao đổi, thông báo tình hình sâu bệnh tới cơ quan chức năng để được tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ xử lý hiệu quả. Trường hợp sâu bệnh hại lúa gần tới mức độ ngưỡng, trạm BVTV có nhiệm vụ tham mưu cho UBND huyện ra công văn chỉ đạo các xã, thị trấn quyết liệt triển khai biện pháp phòng trừ. Để trừ rầy, sâu bệnh hiệu quả, bảo đảm an toàn cho môi trường, đội ngũ cán bộ kỹ thuật của trạm đã phối hợp với công ty chuyên cung cấp thuốc bảo vệ thực vật trực tiếp hướng dẫn nông dân sử dụng các loại thuốc đặc hiệu và cách phòng trừ theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng đối tượng, đúng nồng độ và liều lượng, đúng kỹ thuật). 

 

Trưởng trạm BVTV huyện cũng lưu ý nông dân các xã đề phòng và chủ động thực hiện các biện pháp trừ chuột hại trên đồng ruộng. Qua theo dõi diễn biến,tình hình chuột hại hiện nay tương đối ổn định so với vụ trước. Tuy vậy, tại một số ruộng vùng ven xóm, gò đồi trong toàn huyện còn xảy ra hiện tượng chuột gây hại cục bộ với tỷ lệ thông báo từ 1 - 2% số khóm, dảnh bị hại. Trong lúc này, biện pháp huy động cộng đồng cùng tham gia bắt chuột là phù hợp và cần thiết. Các địa bàn có hiện tượng chuột gây hại cục bộ đang đẩy mạnh phong trào “nhà nhà tham gia bắt chuột” theo đúng kỹ thuật như: dùng bẫy kẹp, phương pháp thiên địch, thuốc. Trong khi lúa vào thời kỳ cuối đẻ nhánh, phân hóa đòng, trỗ, chín, tuyệt đối không sử dụng cách thức đào hang hoặc dùng chó săn bắt, xua đuổi chuột gây nát lúa.

 

                                                                               Lạc Bình

 

Các tin khác


Doanh nghiệp trong xu thế kinh tế xanh

Trong những năm qua, Ðảng, Nhà nước rất quan tâm và tích cực thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Qua đó, ban hành nhiều chính sách định hướng phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư, chú trọng thu hút các dự án chất lượng cao. Tuy nhiên trên thực tế, ở Việt Nam, xu hướng phát triển kinh tế xanh mới chỉ đang ở xuất phát điểm.

Huyện Lạc Sơn khai thác tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội

(HBĐT) - Với tổng diện tích tự nhiên trên 58,7 nghìn ha, huyện Lạc Sơn có 24 đơn vị hành chính, trên 15 vạn dân, gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện đến hết năm 2022 là 19,32%, có 10 xã đã về đích nông thôn mới. Tuy không thuộc vùng động lực của tỉnh nhưng huyện Lạc Sơn có những tiềm năng, lợi thế riêng để phát triển, như về giao thông có tuyến đường 12B đấu nối với quốc lộ 6 và đường Hồ Chí Minh đi qua. Tiềm năng đất đai của huyện dồi dào, thuận lợi phát triển nông, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 60%, hàng năm có gần 1.300 học sinh tốt nghiệp THPT tham gia vào lực lượng lao động.

Giữ đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh khó khăn

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, kết quả tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước quý I năm 2023 ước tính đạt 3,32% so cùng kỳ khẳng định chính sách quản lý và điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã từng bước phát huy hiệu quả.

UBND tỉnh làm việc với Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc

(HBĐT) - Sáng 29/3, đoàn công tác Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) do ông Lee Sang Back, Tổng Giám đốc khu vực tư nhân tổ chức KOICA Hàn Quốc đã làm việc với UBND tỉnh về dự án Hợp tác công tư liên quan đến lĩnh vực giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng cộng thêm (REDD+). Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành.

Nông dân lao đao vì giá lợn hơi sụt giảm

(HBĐT) - Sau nhiều kỳ vọng sự ấm lên của thị trường tiêu thụ lợn, đến nay, giá lợn hơi vẫn chưa có dấu hiệu tăng, thậm chí tiếp tục đà giảm. Thời điểm này, sau mỗi lứa lợn bán ra, thứ mà người nông dân thu lại là những hẫng hụt, trăn trở...

 Đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng nông sản

(HBĐT) - Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng MSVT.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục