Đã có thời kỳ ngành điện tử được xác định là công nghiệp mũi nhọn với những tham vọng rất lớn nhưng nay đang phải đối mặt với những thách thức sinh tử
Điện tử là ngành đứng thứ 5 trong số những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao. Từ năm 2007 đến nay, kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử của Việt Nam tăng cao, năm 2010 đạt 3,59 tỉ USD, tăng 39,4% so với năm trước. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu điện tử năm nay đạt mức 4 tỉ USD nhưng nhìn một cách tổng quan, ngành công nghiệp một thời được coi là mũi nhọn này đang đứng trước những thách thức nghiêm trọng.
Công nghệ lạc hậu 10-20 năm
Nghiên cứu mới nhất của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho thấy tính đến nay, cả nước có hơn 10.000 doanh nghiệp (DN) điện tử, kể cả DN thương mại.
Theo bà Nguyễn Minh Thảo, Ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh CIEM, hàng điện tử của Việt Nam đã xuất khẩu sang 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Vai trò chủ đạo trong xuất khẩu hàng điện tử là DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm hơn 90%. Đa số DN điện tử nhập khẩu linh kiện, trong đó có DN nhập khẩu 100% linh kiện và nguyên vật liệu từ nước ngoài.
Tỉ lệ nội địa hóa, nếu có, trong một sản phẩm điện tử như tivi, máy nghe nhạc… xuất khẩu chỉ là thùng các tông và xốp. Nguyên nhân khiến các DN trong nước không tham gia được trong chuỗi giá trị xuất khẩu vì quy mô DN nhỏ, luôn phải đối mặt với áp lực về vốn, trình độ công nghệ lạc hậu nên khó cạnh tranh.

Sau khi Sony ngưng sản xuất tại Việt Nam, cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Sony toàn hàng ngoại. Ảnh: HỒNG THÚY
Theo ông Đỗ Quang Hùng, Chủ tịch Hiệp hội DN Điện tử Việt Nam, nếu chỉ tính riêng DN lắp ráp, Việt Nam có gần 500 DN. Công nghệ của ngành điện tử Việt Nam lạc hậu 10-20 năm so với khu vực và thế giới. Do vậy, chỉ có DN FDI mới tham gia được vào xuất khẩu và được lợi từ các ưu đãi nhờ các hiệp định thương mại. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu gần 3,6 tỉ USD năm 2010, các DN trong nước chỉ chiếm chưa đến 100 triệu USD, còn lại là giá trị của các DN FDI.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng đây là vấn đề rất đáng suy nghĩ vì ngành điện tử đã có thời kỳ được xác định là ngành công nghiệp mũi nhọn với những tham vọng rất lớn. Nhưng kết quả cho thấy ngành này hoàn toàn phụ thuộc vào DN FDI, còn DN trong nước rất yếu và đang lần lượt biến mất dần.
Gia công + lắp ráp
Theo CIEM, mặt hàng điện tử xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu gồm máy in, linh kiện điện tử như bo mạch, ram máy tính, linh phụ kiện máy in… Một vài năm trở lại đây, hướng đi mới là xuất khẩu thành phẩm với thị trường chủ đạo là Nhật Bản, Trung Quốc, Đông Á, ASEAN, Mỹ và châu Âu. Kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng năng lực cạnh tranh lại rất thấp, giá trị gia tăng trong sản phẩm chiếm chưa đến 17%, thể hiện ở hoạt động gia công và lắp ráp.
Trong đợt điều chỉnh tỉ giá hơn 9% từ tháng 2 vừa qua, các DN điện tử Việt Nam hầu như rất ít bị ảnh hưởng đến doanh thu vì phần lớn chỉ hoạt động lắp ráp, nguyên liệu và thị trường đều do công ty mẹ thực hiện.
Ông Đỗ Quang Hùng nhận xét: Ngành điện tử Việt Nam đang ở đáy của chuỗi giá trị. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước nhưng không hề có chỗ đứng trong ASEAN. Ví dụ năm 2007, Singapore xuất khẩu 71 tỉ USD, Malaysia xuất 62 tỉ USD, Thái Lan xuất 43 tỉ USD, Philippines xuất 37 tỉ USD…, trong khi kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chưa đến 2 tỉ USD. Đây là ngành đòi hỏi đầu tư vốn lớn nhưng lợi nhuận đạt được rất thấp. Muốn nâng cao sức cạnh tranh, cần tăng giá trị gia tăng trong các sản phẩm, nếu không sẽ không thoát khỏi lắp ráp, gia công.
Nhiều chuyên gia còn cho rằng hiện tượng nhiều DN sản xuất, lắp ráp hàng điện tử, kể cả DN FDI, gần đây thi nhau thu hẹp sản xuất, chuyển hướng sang nhập khẩu hàng nguyên chiếc để bán là những dấu hiệu đáng lo ngại. Nếu không có chính sách phù hợp kịp thời, nguy cơ phá sản ngành công nghiệp điện tử, vốn đã quá yếu kém, là điều khó tránh khỏi.
Theo Báo NLĐ
(HBĐT) - Sản phẩm măng Kim Bôi của Công ty CP Kim Bôi vừa lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp phát triển vững mạnh, thương hiệu vàng Việt Nam, sản phẩm dịch vụ chất lượng vàng vì quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.
(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.
(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.
(HBĐT) - Triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Lạc Sơn hiện có 10 sản phẩm của 10 chủ thể được chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh.
(HBĐT) - Việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội (NƠXH) trong thời gian qua nhằm thực hiện chủ trương bảo đảm an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH và ổn định thị trường bất động sản. Chính phủ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg, ngày 25/1/2017 về đẩy mạnh phát triển NƠXH. Tuy nhiên, việc phát triển NƠXH vẫn tiến triển rất chậm với nhiều khó khăn, vướng mắc.
(HBĐT) - Sau khi tới thị trường Anh, cam Cao Phong bước đầu nhận được những phản hồi tích cực từ người tiêu dùng sở tại, đánh dấu sự trở lại của loại trái cây đặc sản miền Bắc trên thị trường thế giới sau hơn 40 năm. Đây là động lực lớn, tiền đề để các cấp chính quyền cũng như doanh nghiệp, HTX, nông dân trồng cam trên địa bàn huyện tiếp tục nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản đặc trưng của vùng đất Mường Thàng.