(HBĐT) - Trung tuần tháng 5, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất vụ hè- thu, vụ đông năm 2011. Về kế hoạch sản xuất vụ mùa, tỉnh đã chỉ đạo: trà lúa sớm phải được gieo mạ từ ngày 23/5-16/6 và cấy xong trước ngày 30/6. Trà lúa chính vụ gieo mạ từ ngày 15/6-5/7, cấy xong trong tháng 7.

 

Để chủ động nguồn giống chuyển vụ, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo phòng NN&PTNT các huyện, thành phố chủ động đăng ký sớm nhu cầu về số lượng, chủng loại lúa với các đơn vị cung ứng. Đồng thời thực hiện các biện pháp để sử dụng nguồn giống có hiệu quả, tránh lãng phí, đảm bảo thời vụ. 

           

Theo khảo sát, đánh giá của Sở NN& PTNT, trung bình vụ mùa hàng năm, bà con nông dân trong tỉnh sử dụng khoảng 1.100 tấn giống lúa các loại. Cùng với giống lúa lai, lúa thuần do các đơn vị kinh doanh cung ứng, còn một số lượng khá lớn (khoảng trên 60%) là giống chuyển vụ do nông dân tự tận dụng để gieo cấy. Để đảm bảo nguồn giống gieo cấy các trà lúa mùa trong khung thời vụ, nhất là với giống lúa thuần chuyển vụ tại chỗ, ngành nông nghiệp đã khuyến cáo bà con nông dân áp dụng triệt để các biện pháp kỹ thuật. Cụ thể: khi chọn ruộng làm giống cần chọn những ruộng lúa tốt, sạch sâu bệnh. Là ruộng được gieo cấy từ nguồn giống nguyên chủng hay giống xác nhận. Sau khi trỗ và sau khi thu hoạch phải tiến hành khử lẫn để bỏ những cây khác dạng, rũ bỏ những bông cỏ họ hòa thảo. Lúa giống thu về phải được tuốt ngay, nếu trời nắng, tranh thủ phơi cho ráo vỏ, trời mưa phải tãi mỏng nơi thoáng gió ( tránh dồn đống làm mất sức nảy mầm. Nếu còn thời gian có thể phơi khô 2-3 nắng và bảo quản. Do điều kiện thời tiết nên vụ chiêm- xuân năm nay triển khai chậm. Tính đến giữa tháng 5, diện tích lúa trỗ bông mới đạt 2.850 ha (theo dự báo của ngành NN&PTNT, việc thu hoạch lúa chiêm- xuân sẽ chậm hơn trung bình nhiều năm khoảng 20 ngày). Do đó, tiến độ thu chiêm, làm mùa năm nay sẽ thật sự cấp bách về thời vụ và nguồn giống lúa. Theo sự chỉ đạo của ngành, trường hợp cấp bách có thể ngâm thóc tươi ngay, tuy nhiên phải lưu ý tới xử lý, phá đặc tính ngủ, nghỉ. Tùy thuộc vào giống tươi hay đã phơi khô, đặc tính ngủ, nghỉ của mỗi giống (dộ dày, độ mỏng của vỏ trấu) cũng như sự thuận lợi trong thực hiện ở mỗi địa phương mà áp dụng kỹ thuật xử lý phá ngủ, nghỉ của hạt giống cho phù hợp.

           

Văn bản chỉ đạo sản xuất gửi tới các huyện, thành phố đã hướng dẫn cụ thể 3 cách xử lý ngủ, nghỉ cho hạt giống. Trong đó, lưu ý biện pháp đơn giản, rẻ tiền và dễ thực hiện nhất để bà con nông dân tham khảo là: dùng chế phẩm Lufain 91A, dùng 1 gói (loại 7g), pha trong 1 lít nước để ngâm 10 kg thóc giống hay 1 gói (loại 3,5 g) pha trong 4-5 lít nước ngâm cho 5 kg giống. Ngâm trong 24 h, sau đó vớt ra đãi chua rồi ngâm tiếp bằng nước sạch. Vì hạt giống lúa tươi khó hút nước nên thời gian ngâm phải dài: tổng thời gian ngâm cả dung dịch để xử lý và ngâm nước khoảng 72 giờ. Trong thời gian ngâm nước cần thay nước thường xuyên 6h/lần. Ngâm tới khi hạt trong, sưng mép, vớt ra đãi chua và đem ủ bình thường theo quy trình đã hướng dẫn.

           

Chỉ đạo sản xuất vụ mùa, hè- thu, tỉnh đã đặt ra kế hoạch: tổng diện tích gieo trồng 46.700 ha ( không kể cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày). Trong đó, lúa ruộng 24.500 ha, lúa cạn 1.000 ha, ngô 14.000 ha. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt vụ mùa đạt 178.895 tấn. Cùng với chuẩn bị đất đai, phân bón, kiểm tra các công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu, chủ động chọn giống cũng là một trong những khâu quan trọng để thực hiện thắng lợi vụ mùa theo dự kiến.

 

                                                                                                            P.V

 

Các tin khác


Huyện Lạc Thuỷ huy động trên 137 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thuỷ, trong quý I/2024, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện là 137,3 tỷ đồng.

Huyện Mai Châu chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Thời tiết đang chuyển sang nắng nóng, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi. UBND huyện Mai Châu đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp các địa phương chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho đàn vật nuôi.

Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục