Hệ thống đường điện tại xóm Mỏ - Dân Hạ - Kỳ Sơn đã xuống cấp nghiêm trọng.

Hệ thống đường điện tại xóm Mỏ - Dân Hạ - Kỳ Sơn đã xuống cấp nghiêm trọng.

(HBĐT) - Cách công trình thủy điện thế kỷ chưa đến 20 km, nằm ngay trên quốc lộ 6 nhưng người dân thuộc 2 xã Dân Hạ, Mông Hóa (Kỳ Sơn) vẫn hàng ngày phải sống trong cảnh “ăn đèn, ngủ điện” do thiếu điện thắp sáng.

 

Được xây dựng từ năm 1990, hệ thống lưới điện ở đây đã xuống cấp nghiêm trọng, không chỉ gây hao tải điện mà còn rất nguy hiểm khi mùa mưa bão đã đến. Những vụ tai nạn chết người do điện, những thiệt hại về kinh tế do thiếu điện cũng đã xảy ra, thế nhưng người dân ở đây không biết còn phải chờ đợi đến bao giờ mới chấm dứt tình trạng này?  

Không khó để có thể đánh giá độ an toàn đối với hệ thống lưới điện thuộc 2 xã Dân Hạ và Mông Hóa. Chạy dọc theo quốc lộ 6 bắt đầu từ địa phận xóm Mỏ, xã Dân Hạ đến hết Bãi Nai, xã Mông Hóa, hầu hết hệ thống dây điện đều đã xuống cấp, cột điện được thay thế bằng các cột chống tạm bợ đều đã nghiêng ngả, nhiều đoạn dây gần như rơi hẳn xuống mặt đường hoặc chạy vắt vẻo qua các tường rào. Hệ thống đồng hồ điện mắc lủng lẳng trên các cột điện, nhiều cái đã bung mất nắp và việc vi phạm hành lang lưới điện cũng khá phổ biến. Chỉ vào hệ thống đường điện chống tạm bằng những cột tre, nhiều đoạn dây rơi hẳn xuống ruộng, ông Nguyễn Văn Khuynh, xóm Nút, xã Dân Hạ bức xúc: Trước đây, hệ thống lưới điện này do xóm tự kéo nhờ của một đơn vị bộ đội đóng trên địa bàn. Năm 2009, Điện lực Kỳ Sơn nhận quản lý hệ thống này và cũng đã cam kết sẽ đầu tư nâng cấp hệ thống đường điện để phục vụ bà con nhưng cho đến nay vẫn chưa có bất cứ sự đầu tư nào cho hệ thống, chỉ có sửa chữa khi hỏng hóc.

Đường điện xuống cấp, hao tải điện năng cao nên người dân ở đây thường xuyên thiếu điện thắp sáng, đặc biệt là vào giờ cao điểm. Anh Nguyễn Văn Đạo, Bí thư chi bộ xóm Mỏ, xã Dân Hạ cho biết: Trưa hè nắng nóng thế này, nhà nào không có bộ kích điện thì việc mở ti vi, bật 2 cái quạt cũng khó do điện yếu. Đặc biệt vào tầm 5 - 6 giờ chiều, nhiều nhà sử dụng bóng đèn huỳnh quang không thể bật sáng.

 

Nghiêm trọng hơn, hệ thống đường điện này đã gây ra không ít những vụ tai nạn điện nguy hiểm. ông Đinh Văn Chức, Trưởng công an xã Dân Hạ cho biết: Chính hệ thống đường điện này đã gây thiệt hại lớn về kinh tế, mùa mưa bão năm vừa rồi đã có 3 con trâu bị điện giật chết do mắc vào đường điện bị đứt rơi xuống đường. Mới đây, trong tháng 3, anh Bùi Văn Điệp, thôn Đoàn Kết I, xã Phúc Tiến cùng hệ thống đường dây với xã Mông Hóa đã bị điện giật chết vì lần tìm ra đường để kiểm tra đường điện bị đứt sau mưa bão. 

 

Thực tế hiện nay, hơn 1.000 hộ dân 2 xã Dân Hạ và Mông Hóa vẫn phải đóng tiền điện với mức giá cao nhưng lại luôn phải chung sống với tình trạng thiếu điện, tai nạn điện cũng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nghịch lý này đã, đang tồn tại ở Kỳ Sơn, đặc biệt  khi mùa mưa bão đang đến gần, tình trạng này càng trở nên cấp bách. Vì vậy, nhiều hộ dân ở đây mong muốn các cơ quan chức năng cần sớm có biện pháp khắc phục.

                                                                                 Phương Linh 

 

Các tin khác


Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Triển vọng nghề nuôi dê núi ở vùng cao Đà Bắc

Tận dụng tiềm năng, lợi thế về bãi chăn thả, nguồn thức ăn, những năm qua, người dân trên địa bàn huyện Đà Bắc chú trọng chuyển đổi từ nuôi trâu, bò sang nuôi dê. Với ưu điểm "chỉ ăn cỏ, uống nước lã”, nuôi dê trở thành hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Huy động trên 11 nghìn ngày công làm công tác dân vận

Thực hiện công tác dân vận, trong 5 năm qua (2019 - 2024), LLVT tỉnh và các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn đã tổ chức 47 đợt "Hành quân huấn luyện dã ngoại kết hợp làm công tác dân vận”. Qua đó huy động 11.132 ngày công của CB,CS, trên 1.000 lượt phương tiện tham gia giúp dân lao động sản xuất, vệ sinh môi trường, sửa chữa nhà ở.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục