Kiểm tra của Bộ Tài chính cho thấy mặt hàng phân bón hóa học tăng giá mạnh nhất từ đầu năm đến nay.

Kiểm tra của Bộ Tài chính cho thấy mặt hàng phân bón hóa học tăng giá mạnh nhất từ đầu năm đến nay.

Kết quả kiểm tra giá cả 7 mặt hàng thiết yếu tại 21 doanh nghiệp (DN) do Bộ Tài chính thực hiện cho thấy hầu như đều tăng mạnh, ngoại trừ đường ăn.

Trong 4 tháng đầu năm 2011, 6/7 mặt hàng được kiểm tra đều tăng giá so với thời điểm 31.12.2010. Cao nhất là mặt hàng phân bón hóa học với mức tăng khoảng 25% và 5 lần được điều chỉnh mức tăng giá.

Tiếp sau đó là mặt hàng xi-măng với mức điều chỉnh giá bán trung bình tăng từ 18,9 - 19,39%. Các DN đã điều chỉnh giá xi-măng tăng nhiều nhất là 3 lần, giảm giá 1 lần. Thép xây dựng cũng chung đà leo thang khi được điều chỉnh tăng từ 4 - 6 lần, với mức tăng trung bình từ 14 - 14,2%.

Các mặt hàng khí hóa lỏng được các DN điều chỉnh tăng 5 lần, giảm giá 1 lần với mức tăng tăng từ 4,55 - 11,92% trên hai thị trường lớn là Hà Nội và TP.HCM.

Sữa bột cho trẻ em dưới 6 tuổi cũng chung tình trạng với mức tăng trung bình từ 8 - 11,5% với 1 lần điều chỉnh giá lên. Các loại thức ăn chăn nuôi được các DN tăng giá 6 lần, trung bình tăng từ 1,05 - 2,56%.

Chỉ duy nhất mặt hàng đường ăn giảm giá nhẹ từ 1,2 - 5% do trước đó vào cuối năm 2010 đã tăng từ 14 - 15%.

Qua đợt kiểm tra lần này, có 4 DN điều chỉnh giá bán chưa phù hợp (mức điều chỉnh giá bán tăng cao hơn so với mức tăng chi phí đầu vào tương ứng) là: Công ty Xi măng Hoàng Thạch; Công ty cổ phần Xi măng Hoàng Mai; Công ty cổ phần Việt Pháp (bán thức ăn gia súc); Tổng công ty phân bón và hóa chất dầu khí (mặt hàng phân Urê Phú Mỹ).

Các công ty nói trên đã bán ra thị trường các sản phẩm với mức tăng từ 6,49 - 18,95% giá thành. Cá biệt, mặt hàng phân Urê Phú Mỹ tăng 1,6 triệu đồng/tấn, tương đương 25%, trong khi ảnh hưởng tăng của các yếu tố chi phí đầu vào chỉ tăng 9,25% so với giá thành năm 2010.
  
Kết luận của Bộ Tài chính cho thấy, việc thực hiện các quy định của pháp luật về đăng ký, kê khai, niêm yết giá của các DN vẫn chưa được chấp hành đầy đủ. Qua kiểm tra, các doanh nghiệp kinh doanh khí hóa lỏng chưa thực hiện đăng ký giá đầy đủ như: chưa thực hiện đăng ký đầy đủ các mặt hàng mà công ty thực bán; đăng ký giá bán cho đơn vị sản phẩm chưa rõ ràng.

Để góp phần làm bình ổn thị trường, các đoàn kiểm tra của Bộ Tài chính đã đưa ra các kiến nghị như yêu cầu DN không được tăng giá bán cao bất hợp lý so với mức tăng của các yếu tố chi phí đầu vào, cắt giảm các khoản chi như quảng cáo, tiếp thị để hạ giá bán sản phẩm; thực hiện đăng ký giá với Cục Quản lý giá theo đúng thông báo 284a/TB-BTC ngày 30.9.2010 của Bộ Tài chính; rà soát toàn bộ các khâu trong quy trình sản xuất, kinh doanh nhằm tiết kiệm tối đa chi phí, hạ giá thành và giá bán sản phẩm...

                                                                       Theo Báo Thanhnien

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục