Sau khi chiếm lĩnh gần như toàn bộ thị trường khoai lang ở 2 huyện Bình Tân, Bình Minh (Vĩnh Long), mới đây người Trung Quốc lại ồ ạt kéo đến huyện Bình Minh thuê đất trồng khoai. Theo đánh giá của các chuyên gia, về lâu dài việc này sẽ gây ra ảnh hưởng không nhỏ đối với nền kinh tế địa phương…

 

Ồ ạt cho thuê đất

Theo nguồn tin riêng của PV Lao Động sáng ngày 14.7, đã có 46ha đất ở xã Thuận An (huyện Bình Minh) được người nước ngoài đến thuê để trồng khoai. Số đất này do một người tên Triệu Huy Vũ, cư ngụ tại TP.Biên Hòa, Đồng Nai, có liên quan đến người Trung Quốc, thông qua một người dân ở địa phương làm trung gian đến liên hệ với nông dân trong xã thuê 46ha đất (chủ yếu là đất trồng lúa) để chuyển sang trồng khoai lang tím Nhật Bản, bao gồm 25ha ở ấp Thuận Phú C, 18ha ở ấp Thuận Tiến C và 3ha ở ấp Thuận Nghĩa A. Giá tiền thuê đất là 30 triệu đồng/ha/năm (2010), sau tăng lên 50 triệu đồng/ha/năm (2011). Ngoài ra, cứ mỗi hécta, bên cho thuê được trả thêm 10 triệu đồng chi phí cải tạo đất để trồng làm lúa trở lại khi không còn thuê đất trồng khoai. Tất cả đều là “hợp đồng miệng” và tiền thuê đất được trả trước 1 năm. Riêng người làm trung gian, được hưởng lợi 100 đồng/kg khoai – số khoai được tính khi thu hoạch và xuất khẩu sang Lạng Sơn.

Người Trung Quốc đang ồ ạt thuê đất ở xã Thuận An để trồng khoai.    Ảnh: T.L
Người Trung Quốc đang ồ ạt thuê đất ở xã Thuận An để trồng khoai. Ảnh: T.L

Việc người dân ở xã Thuận An, huyện Bình Minh ồ ạt cho thuê đất xuất phát từ nhiều lẽ. Thứ nhất, trước đây nhiều nông dân trồng lúa chỉ lãi khoảng 3 triệu đồng/công, nhưng cho thuê đất có thể thu được khoảng 4,5 triệu/công. Thứ hai, nếu tự chuyển từ trồng lúa sang trồng khoai thì chi phí khá cao, khoảng 10 triệu đông/công, do vậy, nhiều người tỏ ra ngán ngại. Trong khi đó, người Trung Quốc thuê mướn nhân công với giá rất cao, 120.000 đồng/ngày; trả lương cho người giỏi kỹ thuật lên đến 5-6 triệu đồng/tháng.

Thậm chí, khi nông dân đòi tăng thêm quyền lợi khi cho thuê đất, người Trung Quốc cũng dễ dàng chấp thuận. Như trường hợp ông Năm Mừng (ấp Thuận Phú B) được trả trước 3 năm toàn bộ số tiền cho thuê đất, sau đó ông đã sắm được chiếc máy cày và dùng nó làm thuê cho người Trung Quốc. Ông Nguyễn Văn Khỏe (ấp Thuận Tiến C) cho biết, ngoài việc cho thuê 1ha trồng khoai, ông còn giới thiệu cho hàng trăm hộ khác đem đất cho thuê với diện tích lên đến vài trăm công. Theo tình hình này, chỉ vài vụ mùa nữa là bà con sẽ nhất loạt cho thuê toàn bộ số đất còn lại.

Hiện nay tại xã Thuận An có 14 nhà kho được cho mướn để chứa khoai, mỗi ngày có khoảng 200 lao động được thuê làm công việc lựa khoai, đóng thùng, đưa lên xe chở ra Lạng Sơn. Có 19 người Trung Quốc thuê nhà trọ tại xã Thuận An để làm công việc kiểm tra khoai, chờ xe đến chở đi.

Tiềm ẩn nỗi lo

Ông Võ Văn Dũng – Phó Chủ tịch UBND xã Thuận An - cho biết: Cái khó nhất hiện nay là các hộ dân đều cho thuê đất theo kiểu tự phát, nên địa phương chưa thể thống kê chính xác diện tích đất cho thuê của từng hộ là bao nhiêu. Bà Nguyễn Thị Cẩm Vân - Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Bình Minh – cho biết: Trước mắt, việc người Trung Quốc đến thuê đất trồng khoai chưa thấy có dấu hiệu gì gây bất lợi cho nông dân.

Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, khi có được diện tích đất đủ lớn, người Trung Quốc sẽ thao túng cả vùng trồng khoai lang. Hiện tại, hơn 70% sản lượng khoai lang ở 2 huyện Bình Tân, Bình Minh đều xuất khẩu theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc khoảng 400 tấn/ngày. Bà Phan Thị Bé – Trưởng phòng Kinh tế huyện Bình Minh - xác nhận mối lo ngại nói trên, đồng thời nhận định: Về lâu dài, không chỉ người Trung Quốc thao túng toàn bộ đất trồng khoai, mà còn có khả năng thao túng đất trồng nhiều loại nông sản khác.

                                                   Theo LaoDong

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục