Đường tải điện từ trạm biến áp về xóm Thông được chống đỡ bằng cọc tre

Đường tải điện từ trạm biến áp về xóm Thông được chống đỡ bằng cọc tre

(HBĐT) - Tiếng là được sử dụng điện lưới Quốc gia từ gần hai chục năm nay nhưng với hệ thống lưới điện hạ áp nông thôn từ lâu xuống cấp nghiêm trọng, người dân xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) sống trong nghịch cảnh có điện vẫn … khát điện. Chất lượng kém, tổn thất điện năng lớn nên điện chỉ đến với hộ dân vào thời khắc hiếm hoi. Nhiều hộ sắm sửa đồ điện để rồi… bỏ xó. Theo Sở Công thương, đây là địa bàn có hệ thống lưới điện hạ áp nông thôn xấu nhất tỉnh.

 

Những ngày đầu tháng 7, chúng tôi đến xóm Thông chính giữa đợt cao điểm nắng, nóng của mùa hè. Ngoài trời, nắng như đổ lửa, trong các hộ gia đình, khí nóng cũng hầm hập chẳng kém. Ông chủ hộ Nguyễn Văn Hợp từ sáng cả trưa xoay trần với chiếc quạt con cóc mà cũng không ra được điện, đâm nản. Trong khi đó, vợ, con ông vốn chẳng hy vọng quạt sẽ quay nên đã ra gốc cây đầu hồi vừa tẽ ngô, vừa hóng gió trời. Theo ông Hợp, cả xóm có 68 nóc nhà đều chung chịu cảnh thiếu điện liên miên. Từ sáng chí tối, dù các nhu cầu sử dụng thiết bị điện khác như bóng đèn, tủ lạnh, tivi, nồi cơm… đã ngắt hết nhưng điện vào các hộ gia đình vẫn không đủ để quạt máy quay. Duy có bóng đèn điện của các hộ là có thể sáng được vào thời khắc 21, 22h trong ngày. Mặc dầu vậy, ánh sáng hắt từ bóng điện cũng chỉ lờ mờ như “đóm đom đực”.

 

 

       

Quá bức xúc vì chất lượng điện, một số gia đình chuyển sang chạy bóng đèn gas bằng bioga.

 

Đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân các xóm khác trong xã như Đồng Hương, Hải Cao cũng gặp những khó khăn tương tự do thiếu điện.  Thống kê mới đây, toàn xã có 13 xóm hơn 900 hộ dân, riêng 3 xóm Thông, Hải Cao, Đồng Hương đã có 392 hộ đang sống trong cảnh “điện có cũng như không”. 3 - 4 năm nay, không ít hộ chán cảnh trang bị tivi, tủ lạnh chỉ để trưng bày đã cất vào thùng xốp bảo quản cho gọn. Để phần nào đảm bảo có điện thắp sáng, một vài gia đình có điều kiện như ông Nguyễn Văn Thịnh chuyển sang chạy bóng đèn bằng hệ thống bioga.

 

Qua quan sát của chúng tôi, thay vì cột kết cấu bê tông theo quy chuẩn, nhiều đường dây tải điện từ các trạm biến áp và toàn bộ hệ thống dây tải điện từ nhánh phụ dẫn điện về các hộ gia đình được chống đỡ bằng cây, que ?! Trận mưa bão vừa qua đã khiến nhiều đoạn đường dây tải điện trở nên nghiêng ngả, thậm chí có đoạn dây nằm là là sát mặt đất nhưng người dân chẳng buồn dựng lại. Ông Trần Ngọc Mã, Chủ nhiệm HTX điện năng xã Hợp Thịnh cho hay:  Xây dựng chủ yếu từ nguồn vốn của nhân dân đóng góp từ những năm 1993, 1994, hệ thống lưới điện nông thôn trên địa bàn đến nay vẫn chưa một lần được cải tạo. Theo tiêu chuẩn kỹ thuật ngành điện, tối đa 5 năm, đường dây tải điện phải thay 1 lần. Nhưng tại xã, toàn bộ hệ thống đường dây đều đã có niên hạn ngót 20 năm. Đây là lý do vì sao chất lượng điện kém và mức tổn thất điện năng hàng tháng lên tới 48 - 52%.

 

Bao giờ hệ thống lưới điện hạ áp nơi đây được ngành chức năng thông qua các dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp? Người dân xã Hợp Thịnh đang thấp thỏm mong chờ tới đây, cùng với việc hoàn thiện các tiêu chí xã điểm xây dựng nông thôn mới của huyện, nghịch cảnh có điện vẫn khát điện sẽ không còn!   

 

                                           

                                                                                             Bùi Minh  

 

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục