Thầy giáo Nguyễn Văn Sơn chia sẻ kinh nghiệm nuôi nhím.

Thầy giáo Nguyễn Văn Sơn chia sẻ kinh nghiệm nuôi nhím.

(HBĐT) - Mô hình nuôi nhím kết hợp nuôi tắc kè của gia đình thầy giáo Nguyễn Văn Sơn ở xóm Đầm Rừng, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi) đã đem lại hiệu quả cao. Để nâng cao đời sống kinh tế cho gia đình, anh Sơn đã bắt đầu nuôi nhím từ năm 2009. Tại thời điểm đó, đây là hướng đi mới ở miền quê thuần nông này. Sau những tìm tòi, học hỏi, thăm quan các mô hình nuôi nhím giống, nhím thịt ở các vùng lân cận, anh Sơn đã mạnh dạn nuôi và nhân giống thành công số nhím trong trại của mình. Hiện nay, trại nhím của gia đình anh Sơn đã có hơn 30 con nhím trưởng thành và nhiều nhím con.

 

Theo kinh nghiệm của anh Sơn, nhím là loài vật dễ nuôi, ăn tạp, thức ăn của chúng dễ kiếm, thêm vào đó chúng là loài vật ít bị bệnh, mắn đẻ và đem lại giá trị kinh tế cao. Người nuôi nhím chỉ cần đầu tư xây cho mỗi đôi nhím     một chuồng với diện tích 1,5m2, tường cao 1m, phía trên chuồng có lưới bảo vệ... Thức ăn để nuôi nhím là các loại khoai, sắn, ngô, thóc, bí. Trung bình mỗi ngày, một cặp nhím ăn hết 1,5 kg thức ăn là đã có thể cho nhím sinh trưởng và phát triển. Sau khoảng 1 năm nuôi, nhím cái mới bắt đầu sinh sản. Bước sang năm thứ hai nhím đẻ dày hơn, cứ 2 năm, nhím cái sẽ đẻ 5 lần. Nếu giống tốt, chăm sóc đều thì mỗi lần nhím đẻ từ 1-3 con và sau 3 tháng có thể cho xuất chuồng. Tính trung bình 1 cặp nhím trưởng thành cho thu nhập mỗi năm khoảng 15 triệu đồng, sau khi trừ chi phí cũng còn dư  hơn 10 triệu đồng. Bên cạnh nuôi nhím bán giống, anh Sơn cũng nuôi cả nhím thương phẩm, con nhím trưởng thành có thể nặng tới 15 kg. Mỗi kg bán được trên dưới 500.000 đồng.

Hiên nay, việc nuôi nhím có đầu ra ổn định. Nhím thịt bán ở các nhà hàng, nhím giống có người mua đều tự tìm đến với gia đình. Khách hàng chủ yếu là trong tỉnh, nhiều khách từ những tỉnh khác như Hà Nội, Ninh Bình… Với giá bán trên thị trường hiện nay trên 10 triệu đồng/cặp cộng với bán nhím thịt, mỗi năm, trừ chi phí, gia đình anh thu được trên 100 triệu đồng.

 

Không chỉ dừng lại tại đó, anh Sơn còn tìm tòi, học hỏi thêm kinh nghiệm nuôi thử và nhân giống tắc kè. Tuy nuôi tắc kè có khó khăn, mạo hiểm hơn nuôi nhím, anh vẫn quyết tâm, dám nghĩ, dám làm. Hiện nay, gia đình anh cũng có vài chục con tắc kè.

 

Trên thực tế, mặc dù ngày càng có nhiều mô hình nuôi nhím nhưng đây vẫn được coi là vật nuôi cho thu nhập cao, đầu ra thuận lợi. Nắm bắt được điều này, anh Sơn vẫn tiếp tục nhân giống và nuôi thêm nhím.

 

                                                                        Bùi Thu (Sở TT&TT) 

 

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục