Xung quanh việc xin nhập 10.000 tấn phế liệu cho Nhà máy xử lý rác Đa Phước tại TP.HCM chạy thử, PGS.TS Nguyễn Đình Hòe - trưởng ban phản biện xã hội Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường VN - cho rằng:

 

Ông Nguyễn Đình Hòe: "Nếu đúng nhà máy xử lý rác chỉ xử lý được rác đã qua phân loại, tức phế liệu đã qua phân loại, làm sạch như đề xuất xin nhập phế liệu thì nguy cơ “đắp chiếu” của nhà máy rất cao, vì dây chuyền đầu tư không đúng thực tế rác thải tại VN"

- Câu hỏi đầu tiên tôi muốn được giải đáp là tại sao một nhà máy xử lý rác lại xin nhập phế liệu về để xử lý? Nhà máy này có phải doanh nghiệp sản xuất hàng hóa đâu mà xin nhập phế liệu, cần phải mạch lạc và rõ ràng chỗ này.

Từ trước tới nay nhà máy rác không nhập phế liệu, thứ muốn nhập phù hợp nhất với nhà máy xử lý rác chính là rác, nhưng nhập khẩu rác vào VN là Nhà nước không cho phép, còn nhập phế liệu cho nhà máy xử lý rác thì rất không phù hợp. Lãnh đạo Sở Tài nguyên - môi trường TP.HCM nói nhập phế liệu về để chạy thử nhà máy, điều tôi khó hiểu nhất là khi đã ở dạng phế liệu rồi, nhà máy xử lý rác xin nhập về để làm gì, không lẽ để xử lý phế liệu?

* Một số ý kiến cho rằng giai đoạn chạy thử của bất kỳ dây chuyền nào đều phải ứng dụng đúng thực tiễn, tức dây chuyền xử lý rác cho địa phương thì cần lấy rác của địa phương đó?

- Điều này hoàn toàn đúng. Đã là nhà máy xử lý rác cho địa phương thì khi chạy thử phải dùng rác của địa phương. Nếu rác của địa phương không có đủ thì dùng nguồn rác có thành phần tương tự tại các địa phương lân cận để chạy thử nghiệm. Giai đoạn chạy thử nghiệm chẳng qua chỉ kiểm tra hệ thống, dây chuyền nhằm bổ sung các bước, các công đoạn hoặc hiệu chỉnh dây chuyền để có một quy trình hoàn hảo, chính xác khi vận hành chính thức. Do đó cần thiết phải dùng rác của địa phương sở tại, nếu dùng phế liệu nước ngoài khác biệt với rác VN, việc chạy thử không có ý nghĩa gì.

Khu chôn lấp rác rộng 128ha tại khu xử lý rác Đa Phước, Bình Chánh, TP.HCM - Ảnh: Châu Anh

* Nhưng lý do xin nhập phế liệu từ Mỹ được chủ đầu tư đưa ra là do TP.HCM chưa giao được rác đáp ứng được rác phế liệu đã phân loại tại nguồn, ông nghĩ sao về điều này?

- Tôi nghĩ đây không còn là lý do đơn thuần của vấn đề chạy thử dây chuyền của một nhà máy xử lý rác. Thử hỏi ở VN hiện nay và kể cả ở các nước tiên tiến trên thế giới liệu có bao nhiêu nơi thực hiện việc phân loại rác tại nguồn một cách triệt để. Nếu nói không giao được rác phế liệu đã phân loại tại nguồn, theo tôi, đây là vấn đề đầu tư không đúng thực tiễn.

Tôi hiểu để giao được rác phế liệu đã phân loại tại nguồn, TP.HCM phải làm tốt mô hình 3R (reduce - giảm phát thải, reuse - tái sử dụng, recycle - tái chế), tức phân loại các loại rác ngay từ cơ sở và phải làm ở diện rộng. Khi không làm được mô hình này, đặc biệt là người dân chưa ý thức được việc phân loại rác ngay tại nhà, có nghĩa chưa thể giao được rác phế liệu phân loại, không lẽ tiếp tục đi nhập phế liệu nước ngoài. Thậm chí ngay cả khi TP.HCM là địa phương có mô hình 3R phát triển mạnh cũng không thể đảm bảo việc phân loại rác tại nguồn hiệu quả được 100%, bản thân người dân phân loại rác cũng có lúc không chính xác, thậm chí có bác uống cốc bia bỏ rác vô cơ sang rác hữu cơ, cho nên nhà máy xử lý rác nào cũng phải có dây chuyền phân loại rác lần 2 tại nhà máy.

* Với những dây chuyền xử lý rác cả triệu USD nhưng vẫn phải trông đợi nguồn rác phế liệu đã phân loại mới hoạt động được, một dây chuyền như vậy liệu có phù hợp với thực tế tại VN và TP.HCM?

- Nếu đúng là dây chuyền này không tự phân loại được rác phế liệu, phải trông đợi nguồn rác phế liệu đã được phân loại từ cơ sở, phải chạy thử nghiệm bằng cách xin nhập phế liệu từ nước ngoài, tôi nghĩ dây chuyền này không thể khả thi với điều kiện rác thải hiện có tại TP.HCM và VN. Với dây chuyền và công nghệ này, nếu cho nhập 10.000 tấn phế liệu từ nước ngoài vào chỉ để chạy thử, đến khi vận hành chính thức làm sao có thể nói rác phế liệu tại chỗ phù hợp nổi với dây chuyền này, chẳng lẽ đến khi đó lại xin nhập phế liệu của nước ngoài để hoạt động?

Một dây chuyền chỉ có tác dụng với rác phế liệu nước ngoài không hẳn tác dụng ở VN, khi không được nhập phế liệu từ nước ngoài có thể nhà máy này phải “đắp chiếu”. Ở đây tôi chỉ muốn nói một vấn đề: dù nhà máy có hiện đại tới đâu, công nghệ tiên tiến chừng nào cũng phải phù hợp với tính thực tiễn của nguồn rác thải địa phương. Xây dựng cả nhà máy và đầu tư cả dây chuyền lớn mà không xử lý được rác của địa phương là không ổn.

* Vậy theo ông, một dây chuyền xử lý rác ra sao sẽ phù hợp với điều kiện nguồn rác thải tại VN nói chung và TP.HCM nói riêng?

- Thực tế tại VN và nhiều nơi trên thế giới, tất cả nhà máy xử lý rác thải đều có dây chuyền tự phân loại rác. Ở VN có thể thấy nguồn rác đã phân loại trong dân còn rất ít, trong bối cảnh như vậy cần phải nhập và xây dựng một dây chuyền phù hợp với tình thế và thực tế rác địa phương.

                                                                      Theo TuoiTre

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục