Xuất khẩu của VN tăng nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro. Ảnh: Giang Huy

Xuất khẩu của VN tăng nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro. Ảnh: Giang Huy

Môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng hơn và sự tự do hoá thương mại đã tạo điều kiện cho VN tận dụng hiệu quả lợi thế vốn có là nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên... bước đầu đã có tích cực trong sản xuất và xuất khẩu. Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của các DN vẫn còn thấp.

Xuất khẩu tăng, nhưng tiềm ẩn rủi ro

Theo ông Trương Đình Tuyển – nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại - thì hai nhân tố quan trọng dẫn đến kết quả xuất khẩu tăng trưởng là do mức tăng tưởng thương mại toàn cầu và tự do hóa, cải thiện khả năng cạnh tranh.  Mức độ hội nhập kinh tế quốc tế càng cao thì lợi ích từ hội nhập thu được càng lớn, nhất là khi kết hợp thực hiện các cam kết hội nhập với đẩy nhanh cải cách trong nước. Tuy nhiên, hội nhập chỉ là điều kiện cần, nếu thiếu chuẩn bị, cải cách trong nước, phần lớn lợi ích lại về tay các đối tác thương mại. VN dễ bị tổn thương hơn trước những cú sốc (giá, suy thoái kinh tế, khủng hoảng tài chính) từ bên ngoài; rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mô có thế tăng và vẫn có nguy cơ rơi vào “bẫy chi phí lao động thấp và tự do hóa thương mại”. Cùng với quá trình tăng trưởng, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng giảm tỉ trọng nông-lâm-ngư nghiệp và tăng tỉ trọng công nghiệp-xây dựng. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành đi kèm với chuyển dịch kinh tế, nhưng cơ cấu lao động chuyển dịch chậm hơn.

Trong những năm qua, việc xuất khẩu đều tăng mạnh tại các thị trường trong đó có Trung Quốc và Châu Âu là ấn tượng mạnh mẽ. Mỹ nhanh chóng trở thành điểm tiếp nhận lớn nhất đối với hàng xuất khẩu của VN, với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh hơn rất nhiều so với các thị trường khác, tăng trung bình 48,5% giai đoạn 2000 – 2006 và khoảng 13,3% trong những năm 2006 – 2009, hàng tiêu dùng có giá trị và tỉ trọng lớn nhất.

Ở cấp độ tổng thể, xuất khẩu hàng hóa tăng mạnh giai đoạn 2007-2010 tăng trung bình 15,8%/năm, năm 2010 đạt 72,2 tỉ USD. Xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng so với GDP, tỉ lệ này đạt tới 70,7% vào năm 2010. Trong giai đoạn 2001-2009, tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào việc sử dụng nhiều vốn, có tỉ lệ đóng góp trung bình 58,2%, trong đó sự đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp trung bình 23,3%. Nhập khẩu các nhóm hàng xăng dầu và hàng hóa cũng có xu hướng tăng liên tục trong giai đoạn 2000 – 2008 và giảm năm 2009. Tốc độ tăng tưởng nhập khẩu của nhóm hàng xăng dầu trung bình đạt 20,6%. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu trung bình của nhóm hàng hóa vốn lại tăng dần từ 15,4%/năm trong 2000 – 2006 lên 28,3%/năm  trong 2006 – 2009.

Nhập siêu chưa có dấu hiệu giảm

Việt Nam tiếp tục chịu nhập siêu lớn nhất từ Trung Quốc, tiếp đó là ASEAN. Gia tăng nhập siêu từ Trung Quốc cũng do các nhóm hàng trung gian và hàng hóa vốn. Điều này xuất phát từ việc thực hiện các công trình tổng thầu của Trung Quốc tại VN. Bên cạnh đó, gia tăng nhập siêu hàng trung gian cũng phản ánh nhu cầu/ cách làm ăn xổi của một số DN Việt trong chế biến giản đơn tạo sản phẩm tiêu thụ trong nước và tham gia ở phần giá trị gia tăng thấp. Thách thức đối với DN VN là dần tạo lợi thế cạnh tranh, tăng giá trị gia tăng  trong chuỗi giá trị hàng xuất khẩu và trên thị trường trong nước. Dự báo rằng tăng tưởng nhập khẩu vẫn có thể duy trì trong nhiều năm. 

Theo TS Võ Trí Thành – Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương:  “Cùng với quá trình hội nhập sâu rộng, nền kinh tế nước ta dễ bị tổn thương hơn trước, những cú sốc từ bên ngoài. Thâm hụt thương mại có thể dãn rộng. Mở cửa và hội nhập là đi kèm với những rủi ro, khả năng tái nghèo cao”. Dẫn đến việc đầu tư nhà nước kém hiệu quả, thất thoát lớn. Lan tỏa và chuyển giao công nghệ của FDI rất hạn chế. Nhu cầu gia tăng đồng tiền “dễ dãi” đã khuyến khích “đầu cơ” đất đai. Tạo nguy cơ đẩy Việt Nam vào kinh tế bong bóng.

Mục tiêu của chính sách tự do thương mại là gắn tiếp cận thị trường với thuận lợi hóa thương mại. Do vậy, theo ông Võ Trí Thành, Bộ Công Thương cần họp với các hiệp hội ngành hàng, các DN xuất khẩu từng mặt hàng để thảo luận các giải pháp mở rộng đầu tư nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu. Trong số các mặt hàng có tốc độ tăng xuất khẩu cao, Chính phủ cần chỉ đạo Tổng cục Hải quan chi tiết hóa danh mục để có phương hướng và giải pháp hỗ trợ hiệu quả. Để hạn chế nhập siêu, phải rà soát thuế theo cam kết sử dụng linh hoạt. Đánh giá việc cấp quyền phân phối hàng hóa tại VN cho các DN FDI và đề xuất biện pháp quản lý hợp lý, hữu hiệu tình trạng các doanh nghiệp chuyển từ hoạt động sản xuất sang chuyên doanh nhập khẩu phân phối sản phẩm.

 

                                                                    Theo Báo Laodong

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục