Ngày 6-9, Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã tổ chức Hội nghị tham vấn đối tác phát triển về tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam với sự tham gia của các vị đại sứ, các chuyên gia, đại diện nhà tài trợ tại Việt Nam… Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chủ trì hội nghị. Trước đó, ngày 20-8, Chính phủ cũng đã tổ chức tham vấn ý kiến hơn 30 chuyên gia kinh tế trong nước về chủ đề tương tự.

 

Đẩy mạnh tiến trình tái cấu trúc nền kinh tế

Các ý kiến phát biểu tại hội nghị đều đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong nhiệm vụ đối phó với tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu cũng như lạm phát và cho rằng các quyết sách đề ra trong Nghị quyết 11 của Chính phủ đã thực sự phát huy hiệu quả mạnh mẽ.

Theo bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, những kết quả mà Việt Nam đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội như tốc độ tăng trưởng đạt khá, xuất khẩu tăng mạnh, tỷ giá hối đoái ổn định; dự trữ ngoại tệ tăng; công tác an sinh xã hội đạt được những kết quả tích cực… sẽ là tiền đề để Việt Nam tiếp tục phát triển và đạt tăng trưởng cao hơn trong năm 2012 và những năm tiếp theo. Tuy nhiên, bên cạnh những tin tốt, chuyên gia này lưu ý Việt Nam về một số tin xấu như xuất khẩu chưa tăng trưởng bền vững; lãi suất cho vay còn cao; cam kết FDI giảm…

Chuyên gia này đặc biệt lưu ý, mức lạm phát 23% so với cùng kỳ năm ngoái của Việt Nam hiện nay “là cao nhất châu Á”. Đồng nội tệ cũng dao động mạnh trong 4 năm qua và là đồng tiền duy nhất ở châu Á giảm giá so với USD; trong khi dự trữ ngoại tệ tính theo tuần nhập khẩu hiện chỉ ở mức 8 tuần - mức thấp nhất kể từ năm 1994 - trong bối cảnh hầu hết các nước châu Á khác đều tăng dự trữ ngoại tệ.

Bà Victoria Kwakwa khuyến nghị, việc kiên trì thực hiện hiệu quả Nghị quyết 11 sẽ giúp Việt Nam đạt được mục tiêu kép. Đó là duy trì, cân bằng được mục tiêu phát triển, tốc độ tăng trưởng hợp lý và đảm bảo được các vấn đề an sinh xã hội, phúc lợi xã hội.
 
Đại diện thường trú cao cấp của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam và Lào - ông Benedict Bingham - nhấn mạnh, hậu quả của suy thoái kinh tế thế giới, vấn đề nợ công… sẽ tiếp tục tác động mạnh tới các nền kinh tế, nhất là nền kinh tế có độ mở cao như Việt Nam. Trong thời gian tới, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa việc tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng hiệu quả và bền vững; đảm bảo nợ công dưới ngưỡng mất an toàn, tránh nợ xấu; tăng tính ổn định của tiền đồng…

Chế biến tôm lăn bột xuất khẩu tại Công ty Hai Thanh, KCN Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TPHCM. Ảnh: CAO THĂNG


Chú trọng an sinh xã hội

Tại hội nghị, nhiều vị đại sứ (đại sứ Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia…) cùng chia sẻ quan điểm về định hướng dòng đầu tư. Theo đó, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa đầu tư cho nông nghiệp, coi nông nghiệp là một trong những thế mạnh của nền kinh tế. Muốn vậy, phải bằng nhiều cách đưa được tín dụng về nông thôn. Nguồn lực đầu tư cho ngành công nghiệp cũng rất cần thiết nhưng cùng với đó phải cải cách hành chính, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, duy trì và củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư.

Ngân hàng sẽ ưu tiên vốn tín dụng phục vụ sản xuất, xuất khẩu, nông nghiệp, nông thôn. Ảnh: KIM NGÂN

Lưu ý đến tính chất mở của nền kinh tế khi Việt Nam đã gia nhập WTO, một chuyên gia độc lập của EU nhận định Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu, nhất là những mặt hàng được coi là thế mạnh và cần cân nhắc kỹ mọi yếu tố có thể gây tác động bất lợi hoặc thiệt hại về kinh tế khi đưa ra bất kỳ chính sách nào về xuất nhập khẩu. Việt Nam cũng cần hết sức quan tâm tới công tác phát triển giáo dục, y tế; đảm bảo cho người dân ngày càng có điều kiện sống, môi trường sống và hưởng các chế độ phúc lợi xã hội tốt hơn…

Các vị đại sứ, chuyên gia, nhà tài trợ quốc tế đều khẳng định cam kết sẽ tiếp tục hợp tác, hỗ trợ và sát cánh cùng Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ghi nhận: Các ý kiến đã chỉ ra những tồn tại của nền kinh tế lâu nay đồng thời đưa ra nhiều khuyến nghị xác đáng. Đó là tiếp tục thực hiện sâu rộng và hiệu quả Nghị quyết 11; tìm kiếm các giải pháp mang tính chất lâu dài để khắc phục những mặt yếu kém của kinh tế vĩ mô, trong đó có tái cấu trúc nền kinh tế; quan tâm tới an sinh xã hội, phúc lợi xã hội; khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài; quản lý tốt nợ công…

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục kiên trì thực hiện Nghị quyết 11, trong đó ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội. Lạm phát của Việt Nam đang có xu hướng giảm và trong năm 2011 sẽ được kiềm chế ở mức 18%. Năm 2012 sẽ đưa lạm phát xuống còn 1 con số. Các giải pháp đề ra trong năm 2011 là đảm bảo chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán ở mức tăng dưới 15%; kiểm soát tỷ giá và giữ được ổn định về tỷ giá; lãi suất sẽ điều hành theo hướng lãi suất giảm đi liền với giảm lạm phát.

Về bội chi, sẽ kiểm soát dưới 5% GDP (khoảng 4,8% - 4,9%); kiểm soát chặt nợ công, đảm bảo an toàn nợ công; chỉ đạo tái cơ cấu nền kinh tế để phát huy tính hiệu quả; đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước; tái cơ cấu các ngân hàng thương mại; tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp, cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu… Bên cạnh đó, đảm bảo an sinh xã hội là nhiệm vụ luôn luôn được đặc biệt quan tâm.
 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, hợp tác nhiều hơn nữa của các chuyên gia, các nhà tài trợ, cộng đồng quốc tế…, nhất là trong tư vấn về chính sách, hỗ trợ nguồn lực để Việt Nam thực hiện thành công các mục tiêu đề ra trong năm 2011 và các năm tiếp theo.

 

                                                    Theo SGGP

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Xuất khẩu của VN tăng nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro. Ảnh: Giang Huy
Không có hình ảnh

Nổi sóng hạ lãi vay tiền đồng

Quyết định hạ lãi suất cho vay và áp dụng trần lãi suất cho vay tối đa bằng VND được một NHTM thuộc nhóm lớn nhất nước công bố hôm qua (5.9), tiếp tục hiện thực hoá mục tiêu giảm lãi vay ngay trong tháng 9 này. Hiệu ứng giảm lãi suất dây chuyền nhiều khả năng sẽ lan rộng, với sự hỗ trợ tích cực của NHNN.

Hàng lậu vào cả siêu thị

Hàng nhập lậu, hàng giả tiếp tục được vận chuyển, tiêu thụ ngày càng nhiều, mặt hàng cũng đa dạng chủng loại như: cầu chì, lư hương, đá quý... Diễn biến trên ngày càng phức tạp ảnh hưởng lớn đến hàng sản xuất trong nước.

Xã Bắc Phong - tạo bước đi bền vững trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

(HBĐT) - Xã Bắc Phong (Cao Phong) có tổng diện tích tự nhiên 2.326 ha, trong đó, đất sản xuất nông nghiệp chỉ có gần 800 ha. Để nâng cao hệ số sử dụng đất, hàng năm, Đảng uỷ, UBND xã đã tích cực vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khai thác nguồn lực lao động, áp dụng các tiến bộ KH-KT vào sản xuất nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế nông nghiệp. Đồng thời, từng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

Cải cách ngân hàng nhỏ

Sẽ tái cấp vốn đủ mức cần thiết cho các ngân hàng nhỏ và vốn cấp có thể tính vào vốn góp của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), NHNN có thể trở thành cổ đông lớn nắm quyền điều khiển các NH nhỏ bằng các biện pháp kinh tế - đó là những giải pháp mà NHNN có thể đưa ra trong cuộc họp vào ngày 7.9 tới về giảm lãi suất với sự tham gia của tất cả các tổ chức tín dụng.

Quý II, thị trường trái phiếu Việt Nam phát triển nhanh nhất khu vực

Theo báo cáo theo dõi trái phiếu Châu Á mới nhất của NH Phát triển Châu Á (ADB), các nền kinh tế Đông Á mới nổi đã có dư nợ trái phiếu bằng đồng nội tệ đạt 5,5 nghìn tỉ USD vào cuối tháng 6 năm nay, tăng 2,4% so với cuối tháng 3, và tăng 7,7% so với cuối tháng 6.2010.

Khơi thông dòng vốn

Các ngân hàng (NH) đang ráo riết chuẩn bị giảm lãi suất cho vay sau khi NH Nhà nước ban hành thông tư 22, hủy bỏ quy định về tỉ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động, khiến thanh khoản của NH trở nên dồi dào hơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục