Dự án giảm nghèo giai đoạn 2 chú trọng các hoạt động sinh kế cho người dân. Trong ảnh: Mô hình chăn nuôi lợn mang lại thu nhập cao cho người dân xã Dân Chủ (TPHB).

Dự án giảm nghèo giai đoạn 2 chú trọng các hoạt động sinh kế cho người dân. Trong ảnh: Mô hình chăn nuôi lợn mang lại thu nhập cao cho người dân xã Dân Chủ (TPHB).

(HBĐT) - Trao đổi xung quanh Dự án Giảm nghèo giai đoạn 2, Giám đốc Sở KH&ĐT Bùi Hải Quang, Phó ban Thường trực Dự án Giảm nghèo (DAGN)?tỉnh cho biết: Trong giai đoạn 2, dự án phân cấp mạnh cho cơ sở, chú trọng đầu tư vào các hoạt động sinh kế, tập trung XĐ-GN bền vững, thực sự là cơ hội lớn nâng cao mức sống cho đồng bào các xã vùng khó khăn trong tỉnh.

 

PV: Xin ông cho biết những nội dung cơ bản của DAGN giai đoạn 2?

 

ông Bùi Hải Quang: DAGN các  tỉnh miền núi phía Bắc được triển khai trên địa bàn các tỉnh Lai Châu, Sơn La,Điện Biên, Lào Cai và Hòa Bình. Tổng nguồn vốn đầu tư 150 triệu USD, vốn đối ứng 15 triệu USD. Thời gian thực hiện từ năm 2010-2015. DAGN giai đoạn 2 tỉnh Hòa Bình có tổng vốn đầu tư trên 21,8 triệu USD, trong đó, vốn vay Ngân hàng Thế giới tương đương 20 triệu USD, vốn đối ứng do ngân sách T.ư cấp phát, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương tương đương 1,844 triệu USD. DA chia làm 4 hợp phần: phát triển kinh tế huyện, phát triển ngân sách xã; tăng cường năng lực

 

và quản lý DA. Mục tiêu của DA là nâng cao mức sống người dân vùng DA thông qua cải thiện việc tiếp cận cơ sở hạ tầng phục vụ SX, đa dạng hóa sản phẩm, sinh kế bền vững, tăng cường liên kết thị trường và sáng kiến kinh doanh, tăng cường năng lực thể chế cho các cấp và năng lực SX cho cộng đồng dân tộc thiểu số vùng sâu, xa. DA phấn đấu thực hiện các mục tiêu chủ yếu như: đến năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo vùng DA còn 25%. Thu nhập bình quân đầu người tăng gấp đôi so với năm 2008. Tiêu dùng của hộ gia đình hưởng lợi từ DA tăng lên 40%. Tạo việc làm ít nhất 5.000 lao động/năm (trong quá trình thực hiện DA); tạo thêm việc làm ổn định cho 4.000 lao động (sau khi kết thúc DA). 100% số xã làm chủ đầu tư hiệu quả hợp phần ngân sách phát triển xã cho tới khi DA kết thúc. 100% cán bộ của huyện, xã được cải thiện kỹ năng và kiến thức chuyên môn nhờ các hoạt động tăng cường năng lực. 100% thôn, bản được tham gia các khóa tập huấn giảm nhẹ thiên tai, bảo đảm an toàn tài sản cho cộng đồng, hộ gia đình nông thôn và ít nhất có 80% số xã có kế hoạch giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Tăng tỷ lệ tưới tiêu thâm canh đạt 20%. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 80%. 75% hộ dân tộc thiểu số vùng DA được tham gia các DA cải thiện sinh kế. 75% người dân trong phạm vi thực hiện DA hài lòng với các hoạt động của DA.

 

P.V: Thưa ông, DAGN giai đoạn 2 có điểm nào khác biệt so với giai đoạn 1?

 

ông Bùi Hải Quang: Giai đoạn 1, nội dung chủ yếu tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chiếm khoảng 70% vốn DA. Giai đoạn 2 tập trung chủ yếu vào đào tạo nâng cao năng lực, đào tạo nghề và hỗ trợ sinh kế trong SX-KD. Nếu như ở giai đoạn 1 của DA triển khai trên địa bàn 60 xã của tất cả các huyện, thành phố với 5 hợp phần là đường giao thông và chợ, nông nghiệp, y tế và giáo dục, ngân sách phát triển xã (chiếm khoảng 15% vốn Ngân hàng Thế giới) và hợp phần hỗ trợ quản lý DA. Còn ở giai đoạn này, phạm vi triển khai trên địa bàn 42 xã thuộc các huyện trên với 4 hợp phần gồm: phát triển kinh tế huyện; ngân sách phát triển xã chiếm 35% tổng số vốn vay (do giai đoạn 1, hợp phần này được đánh giá đạt hiệu quả cao). Không có hợp phần y tế và giáo dục do đã có chương trình đầu tư của Chính phủ. Công tác đào tạo nâng cao năng lực cán bộ các cấp (tập huấn sổ tay thực hiện DA, quản lý tài chính, đấu thầu...) được thực hiện từ rất sớm. Kế hoạch của DA được lồng ghép vào kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm và 5 năm của cấp xã, huyện, tỉnh. Để bảo đảm chất lượng các công trình xây dựng lâu dài, DA trình 6,5% vốn đầu tư của tiểu hợp phần làm quỹ vận hành, bảo trì, giao cho cấp xã quản lý. Trong hợp phần phát triển kinh tế huyện, tiểu hợp phần đa dạng hóa các cơ hội liên kết thị trường và hỗ trợ sáng kiến kinh doanh (1.2) thực hiện mục tiêu đa dạng hóa kinh tế cho người nghèo thông qua đa dạng hóa các cơ hội liên kết thị trường và hỗ trợ sáng kiến kinh doanh. Đây là tiểu hợp phần mới nhằm giúp người dân tiếp cận thị trường tiêu thụ đối với các sản phẩm làm ra. Trong hợp phần phát triển ngân sách xã, tiểu hợp phần hỗ trợ sinh kế và các dịch vụ SX (2.2) thực hiện mục tiêu: cải thiện và đa dạng hóa cơ hội sinh kế các hộ gia đình. Phát triển bền vững các hoạt động SX nông, lâm, ngư nghiệp của các xã thông qua lựa chọn các dịch vụ KN-KL, công nghệ chế biến, thú y... phù hợp với nhu cầu của địa phương, từng bước giúp người dân tiếp cận với các nguồn hỗ trợ và tín dụng khác. Các hoạt động này được thực hiện theo từng nhóm hộ và được các nhóm hộ quản lý, theo dõi nhằm phát triển bền vững và giúp nâng cao trách nhiệm trong bảo tồn số vốn đã được đầu tư.

 

P.V: Xin ông cho biết những kết quả và nhiệm vụ của DA thời gian tới?

 

ông Bùi Hải Quang: Hiện nay, BQL DA đang tập trung triển khai các hợp phần của DA. Kế hoạch đấu thầu 18 tháng (từ tháng 6/2010 đến ngày 31/12/2011). Hợp phần kinh tế huyện đã được Ngân hàng Thế giới cho thư không phản đối và được UBND tỉnh phê duyệt với tổng số 18 gói thầu, tổng mức đầu tư 11,92 tỷ đồng. Trong đó,16/18 gói thầu đã ký được hợp đồng, đạt 88,8%; 2 gói thầu còn lại đang thẩm định báo cáo KT-KT.

 

Đối với hợp phần ngân sách phát triển xã bao gồm 188 tiểu DA với tổng số 12,44 tỷ đồng đã có 130/188, đạt 70% tiểu DA đã trao thầu, gói thầu đi vào triển khai, số tiểu DA hoàn thành là 26. BQL DA đang triển khai hợp phần đào tạo nâng cao năng lực, tổ chức 21 lớp đào về phương pháp lập kế hoạch với sự tham gia và lồng ghép, quản lý tài chính, quy định về mua sắm đấu thầu, chính sách an toàn... với trên 400  học viên tham gia nhằm tăng cường sự hiểu biết, nâng cao nhận thức, quản lý trong quá trình triển khai DA.

 

BQL DA đã kiện toàn xong tổ chức các BQL các cấp sau bầu cử HĐND với 42/42 xã có thay đổi về nhân sự; tuyển chọn cán bộ hợp đồng, bổ sung làm việc tại các BQL DA huyện. Nhiệm vụ thời gian tới: BQL DA tỉnh đang kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của BQL các huyện để hoàn thành kế hoạch 18 tháng như cam kết với Ngân hàng Thế giới. Thẩm định báo cáo KT-KT các công trình còn lại. Tiến hành đấu thầu mua sắm thiết bị, BQL DA tỉnh, các huyện và Ban phát triển xã trong kế hoạch 18 tháng đã được  phê duyệt bổ sung. Tiếp tục tổ chức các lớp đào tạo, hội thảo chuyên đề về thủ tục mua sắm đấu thầu, quản lý tài chính và lồng ghép kế hoạch hàng năm của DA. Chỉ đạo BQL DA các huyện rà soát, xây dựng kế hoạch năm 2012, phấn đấu trong quý III năm 2011 hoàn thành kế hoạch 18 tháng; triển khai công tác lập kế hoạch đào tạo 42 tháng và hoàn thành việc xây dựng kế hoạch năm 2012 trình Ngân hàng Thế giới và UBND tỉnh phê duyệt; giải ngân đạt 300.000 USD. Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc tiến độ triển khai thực hiện DA.

 

PV: Xin cảm ơn ông!

 

 

                                                                        Lê Chung (thực hiên)

 

Các tin khác


Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tăng 36,39% so với cùng kỳ

Theo báo cáo của UBND tỉnh, kim ngạch xuất khẩu tháng 3 của tỉnh ước đạt 160,596 triệu USD, tăng 0,65% so với tháng trước; lũy kế 3 tháng đầu năm đạt 477,568 triệu USD, tăng 36,39% so với cùng kỳ, thực hiện 23,88% kế hoạch năm.

Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục