Tình trạng họp chợ lấn đường QL 6 tại ngã ba thị trấn Mường Khến (Tân Lạc).

Tình trạng họp chợ lấn đường QL 6 tại ngã ba thị trấn Mường Khến (Tân Lạc).

(HBĐT) - Trên dọc tuyến QL 6 chạy qua địa bàn tỉnh ta hiện nay đang tồn tại một số chợ lớn họp ven đường như chợ thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn), chợ Bãi Nai, xã Mông Hoá (Kỳ Sơn), chợ thị trấn Cao Phong (huyện Cao Phong), chợ thị trấn Mường Khến và chợ Lồ (xã Phong Phú (Tân Lạc). Với nỗ lực của chính quyền các địa phương, hiện, tình hình họp chợ lấn đường quốc lộ tại địa bàn huyện Lương Sơn, Cao Phong đã được cải thiện. Tuy nhiên, tại huyện Kỳ Sơn và Tân Lạc, tình trạng này vẫn đang diễn ra khá phổ biến.

 

Sáng thứ năm hàng tuần là ngày họp chợ của chợ Bãi Nai (Kỳ Sơn). Hiện, chợ là nơi giao lưu hàng hoá, đáp ứng nhu cầu mua bán của người dân cụm 5 xã: Dân Hạ, Mông Hoá, Dân Hoà, Phúc Tiến, Yên Quang. Mỗi tuần chỉ có một phiên chính, do vậy, nhu cầu mua sắm, giao lưu hàng hoá của người dân dồn vào ngày chợ này khá lớn. Trong khi đó, chợ Bãi Nai chỉ là một dãy kiốt ven đường, được xây dựng từ lâu, diện tích nhỏ hẹp, đã xuống cấp. Do đó, việc các tiểu thương bày bán hàng dọc hai bên QL 6, tràn xuống cả lòng đường là điều khó tránh khỏi. Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Nguyễn Đăng Dung, Chủ tịch UBND xã Mông Hoá trăn trở: Đời sống của người dân đi lên, nhu cầu mua bán nhiều, quy mô chợ cũng vì thế mà ngày càng mở rộng. Hiện nay, ngoài số tiểu thương bán hàng tại các kiốt hoặc tại nhà, hàng ngày, chợ Mông Hoá có khoảng gần 30 tiểu thương bán hàng thường xuyên nhưng không có kiôt phải rải bạt bày hàng dưới dất. Ngày chợ, số người bán hàng phải trên 100, họ bày bán hàng dọc theo hai bên QL 6.  

Vì hàng bày bán ngay cạnh đường nên người dân đều không có khái niệm gửi xe khi vào chợ mà cứ đi xe dọc theo lề đường, tiện đâu dừng đó để mua bán dẫn đến tình trạng ách tắc, nhốn nháo, gây cản trở giao thông, nhất là vào dịp Tết. Chợ họp kéo dài ven đường dẫn đến tình trạng tắc nghẽn giao thông trên tuyến QL 6 đoạn qua khu vực này càng thêm nghiêm trọng. Điều đáng nói, nếu đi theo hướng từ Hà Nội lên Hoà Bình, chợ Bãi Nai lại nằm ngay ở vị trí chân một con dốc dài. Chị Nguyễn Thị Hà, tiểu thương buôn bán tại chợ Bãi Nai vẫn còn chưa hết bàng hoàng: Không có chỗ bán hàng nên chúng tôi phải rải bạt bán cạnh đường, cũng tiện cho bà con đến mua. Nhưng ngồi bán ngay sát mép đường này cũng lo lắm. Hồi đầu tháng 6 vừa rồi có một chiếc ôtô mất phanh đã lao vào khu vực chợ nhưng rất may hôm đó không phải là ngày chợ nên đã không có tai nạn đáng tiếc xảy ra.  

Cùng chung thực trạng với chợ Bãi Nai là chợ thị trấn Mường Khến và chợ Lồ (Tân Lạc). Chợ thị trấn Mường Khến họp tại ngã ba Mãn Đức vào sáng chủ nhật hàng tuần cũng thường xuyên diễn ra hiện tượng người dân do không có chỗ ngồi nên bày bán hàng tràn xuống lòng đường. Đặc biệt đây lại là khu vực ngã ba giao lưu giữa QL 6 và đường 12 nên lưu lượng xe qua lại rất đông. Nếu như chợ Bãi Nai và chợ thị trấn Mường Khến tràn xuống đường QL 6 vì không có đủ kiốt, quầy hàng cho tiểu thương thì chợ Lồ lại tràn ra đường chỉ vì nhu cầu tiện lợi. Mặc dù đã có chợ, có chỗ ngồi nhưng tại chợ Lồ vẫn diễn ra phổ biến tình trạng mua bán ven đường gây ách tắc giao thông. Người bán cứ cố tràn ra đường, chen chúc bày bán hàng tại vị trí người mua dễ quan sát thấy trong khi những gian hàng trong chợ thì bỏ không.

Gây ách tắc giao thông, xô xát vì tranh giành chỗ ngồi, rác thải không được thu gom gây ô nhiễm môi trường, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, không có các hệ thống phòng - chống cháy, nổ là thực trạng đáng lo tại các chợ ven tuyến QL 6 trên địa bàn tỉnh ta hiện nay. Điều đáng nói là thực tế này đã tồn tại từ nhiều năm nay, gây bức xúc trong nhân dân nhưng chưa được quan tâm, giải quyết dứt điểm. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, chính quyền huyện Kỳ Sơn, Tân Lạc đã có kế hoạch quy hoạch chợ tạm để di dời các điểm họp chợ ven tuyến QL 6 gây ách tắc giao thông này. Tuy nhiên, kế hoạch này được thực hiện và đạt hiệu quả đến đâu? Người dân đang chờ đợi những việc làm cụ thể và trách nhiệm của chính quyền các địa phương.

 

                                                                                   Dương Liễu 

 

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục