Các doanh nghiệp xây dựng giao thông hiện bị nợ đọng khá nhiều khiến khó khăn về tài chính. Ảnh: B.L

Các doanh nghiệp xây dựng giao thông hiện bị nợ đọng khá nhiều khiến khó khăn về tài chính. Ảnh: B.L

Đây là cảnh báo của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng tại Hội nghị tổng kết 10 năm sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DN nhà nước thuộc Bộ GTVT diễn ra tại Hà Nội ngày 19.10. Tuy trong 10 năm, số DN được cổ phần hoá (CPH) của bộ này vượt kế hoạch, song hiệu quả chưa rõ ràng.

Kết quả chưa rõ

Báo cáo của Bộ GTVT nêu rõ: Qua 10 năm thực hiện sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DN, Bộ GTVT đã cơ bản hoàn thành việc CPH các Cty nhà nước độc lập và các đơn vị thành viên của các TCty, các Cty. Nhìn chung, các DN sau khi chuyển đổi, CPH hoạt động tốt hơn. Cụ thể, vốn nhà nước sau khi đánh giá lại tăng 20%, doanh thu và lợi nhuận tăng bình quân 10%, thu nhập của người lao động tăng 10%, việc làm ổn định. Các DN của ngành đã đủ khả năng xây dựng những công trình quy mô lớn, công nghệ cao, bước đầu cạnh tranh được tại thị trường trong nước.

Đánh giá về chất lượng sắp xếp CPH DN của Bộ GTVT 10 năm qua, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh biểu dương vai trò chủ động, đi đầu trong công tác sắp xếp, đổi mới DN của ngành GTVT. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng chỉ ra việc đánh giá chưa cụ thể khi không có những con số so sánh về hiệu quả bảo toàn phát triển phần vốn nhà nước trước và sau CPH.

Còn nhiều lúng túng

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện sắp xếp, CPH DN còn hạn chế do gặp một số khó khăn. Đơn cử tình hình tài chính của các DN rất khó khăn do nợ đọng xây dựng cơ bản dây dưa kéo dài, vốn lưu động Nhà nước cấp cho các DN ít. Thiếu vốn nên các DN buộc phải vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh, dẫn đến tăng giá thành sản phẩm do phải trả lãi vay vốn cao. Kết quả sản xuất kinh doanh thấp, có những đơn vị lãi kinh doanh không bù lại được vay ngân hàng, đã dẫn tới nợ đọng kéo dài, nhiều DN còn lúng túng khi chuyển sang hoạt động theo mô hình mới...

Bên cạnh đó, một thực trạng khiến các DN trong nước thua lỗ yếu về tài chính - theo Bộ trưởng Đinh La Thăng - là do Luật Đấu thầu đã khiến DN bỏ thầu thấp, không đủ chi phí, gây thua lỗ. Ông Thăng đã chỉ đạo các DN trong ngành từ nay tuyệt đối không được bỏ thầu thấp, không tham gia đấu thầu các dự án chưa có nguồn vốn chắc chắn và không đủ chi phí. Ông Thăng phân tích quy định trúng thầu phải thấp hơn giá bỏ thầu của Luật Đấu thầu đã kìm hãm nền kinh tế. Bởi các DN dù không đủ chi phí vẫn nhắm mắt bỏ thầu, sau đó tìm cách bù đắp bằng trượt giá, điều chỉnh tổng mức đầu tư... Nếu coi thị trường trong nước là tài nguyên thì Nhà nước phải có chính sách bảo hộ DN nội địa, tính đúng tính đủ và có lãi thì các DN mới có thể bảo toàn vốn và phát triển, nên cần thiết phải sửa Luật Đấu thầu càng sớm càng tốt.

Về điểm này, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho rằng: Trong quá trình sắp xếp đổi mới DN, Bộ GTVT phải phân loại lỗ của DN để từ đó có biện pháp xử lý. Các DN lỗ nặng thì nên bán càng sớm càng tốt. Về khoản nợ của Nhà nước với DN, gây khó khăn về tài chính cho DN mà không bị phạt trong khi DN chậm nộp thuế lại bị phạt là không sòng phẳng. Nhà nước cũng cần nghiêm túc xem xét lại và có những hình thức xử lý phù hợp để giúp DN thoát khó. Phó Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới, bộ phải trình Thủ tướng Chính phủ phương án đổi mới, sắp xếp DN theo phương án, kế hoạch bộ đã đưa ra.

 

                                                                    Theo Báo Laodong

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục