Cây mía tím là một trong những cây trồng chủ lực ở xã Đa Phúc.

Cây mía tím là một trong những cây trồng chủ lực ở xã Đa Phúc.

(HBĐT) - Là xã thuần nông, đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông - lâm nghiệp, do vậy, để phát triển kinh tế, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Đa Phúc (Yên Thủy) tích cực vận động nhân dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông - lâm nghiệp, lấy chuyển giao KH-KT, áp dụng giống cây, con mới vào sản xuất làm khâu đột phá.

 

Trong sản xuất nông nghiệp, xã đã đưa 100% giống lúa lai vào gieo trồng. Bên cạnh đó, huy động nhân dân nạo vét kênh, mương nội đồng, sửa chữa các công trình thủy lợi chủ động tưới tiêu cho lúa nước. Do đặc thù cũng như phong tục tập quán nên những năm trước đây, nhiều diện tích trong xã chỉ gieo cấy 1 vụ. Qua kiên trì, vận động bằng các biện pháp giao chỉ tiêu về từng thôn, bản, tổ chức thăm quan, học hỏi ở các địa phương, đồng thời, làm mô hình điểm bằng cách cầm tay chỉ việc, qua vài vụ sản xuất thành công, người dân đã có những thay đổi mới về tư duy phát triển kinh tế, đã chuyển đất cấy 1 vụ lúa thành đất trồng mía. Hiện nay, mía là một trong những cây trồng chủ đạo của Đa Phúc. Đi dọc theo tuyến đường liên xã Đa Phúc - Bình Chân (Lạc Sơn) hay các tuyến Đa Phúc - Lạc Thịnh - Lạc Lương, nhìn hai bên đường thấy một màu xanh ngút mắt của hơn  800 ha mía tím và mía nguyên liệu. Người dân Đa Phúc đã quan tâm và dành quỹ đất tốt và phù hợp để trồng mía. Hiện nay, xã có hơn 592,7 ha mía tím và 226,6 ha mía nguyên liệu. Việc chú trọng đầu tư chăm sóc, phát triển cây mía đã giúp cho hàng chục hộ dân của xã thoát nghèo. Nhiều gia đình có diện tích trồng mía lớn như gia đình ồng Bùi Văn Vân ở xóm Bái trồng hơn 2 ha, Bùi Văn Tưởng hơn 2 ha...  

Trên cánh đồng ngô chuẩn bị thu hoạch, chị Bùi Thị Ngân, thôn Khạ cho biết: Gia đình có mấy sào đất, trước đây do chưa nắm vững kỹ thuật và chưa đầu tư đúng mức nên ngô thu hoạch năng suất thấp khiến gia đình chán nản. Sau khi thu hoạch vụ mùa, số diện tích ruộng này thường để không, hai vợ chồng làm mấy luống rau cải nhưng do không biết kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh và chăm sóc nên khi thu hoạch chẳng đáng là bao. Từ khi được cán bộ khuyến nông tập huấn kỹ thuật và Nhà nước hỗ trợ giống và phân bón nên năm 2010 vừa qua, gia đình trồng 6 sào ngô đông thu về trên 8 tạ ngô bắp. Với giá bán bình quân 6.000 đồng/kg, thu về gần 6 triệu đồng, hiệu quả hơn nhiều so với cấy lúa trước kia. Do vậy, vụ đông này, gia đình đăng ký trồng 8 sào ngô đông.

Để nhân dân có vốn đầu tư sản xuất, các tổ chức, đoàn thể đứng ra tín chấp vay vốn ngân hàng CS-XH với số vốn hàng tỷ đồng. Cứ như vậy, đến nay, Đa Phúc đã có hàng trăm ha vụ đông các loại như ngô, lạc... Tổng sản lượng lương thực có hạt  hơn 1.940 tấn. Không chỉ có vậy, xã còn vận động nhân dân trồng ngô trên bãi, trồng sắn theo hướng hàng hóa. Phong trào chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn cũng phát triển khá mạnh. Đàn trâu có trên 1.494 con, gần 409 con bò, 2.632 con lợn, trên 22.810 con gia cầm. Chăn nuôi gia súc đối với người dân không chỉ lấy sức kéo và phân bón cho đồng ruộng mà còn phát triển theo hướng hàng hóa cung ứng cho thị trường. Phát huy lợi thế của xã, Đa Phúc chú trọng trồng và phát triển vốn rừng. Năm 2010, nhân dân trong xã đã làm tốt công tác chăm sóc và bảo vệ 115,6 ha rừng  trồng theo dự án 661 và bảo vệ 764 ha rừng tự nhiên.  

Ông Bùi Công ơn, Chủ tịch UBND xã Đa Phúc cho biết: Thời gian tới xã tiếp tục chỉ đạo nhân dân tập trung thu hoạch cây lúa, đặc biệt là diện tích lúa mùa sớm để chủ động cho sản xuất vụ đông. Cán bộ khuyến nông viên hiện nay đang phối hợp với trưởng thôn lên kế hoạch tập huấn chuyển giao KH-KT và chỉ đạo nhiệm vụ sản xuất cây vụ đông, đồng thời vận động nhân dân chủ động phòng - chống đói rét cho đàn gia súc, gia cầm.  

Bằng những việc làm cụ thể, hướng đi phù hợp, từ một xã còn nghèo, đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đa Phúc đạt trên 13,4%, thu nhập bình quân đầu người đạt 11,9 triệu đồng/ năm, 100% số hộ được dùng điện lưới và có phương tiện nghe, nhìn, số hộ có nhà cửa khang trang và mua được xe máy càng nhiều.

   

                                                               Thanh Tuyền  (T.T.V)

 

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục