Câu chuyện về tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đang là vấn đề nóng. Một phần vì đây là lĩnh vực quan trọng và nhạy cảm của nền kinh tế, một phần vì hệ thống ngân hàng của chúng ta đang tồn tại rất nhiều vấn đề. Chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành đã có cuộc trao đổi với báo chí về vấn đề đang rất được dư luận quan tâm này.
- Hiện, nhóm 12 ngân hàng lớn (G12) chiếm khoảng 85% thị phần thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam. Với quy mô hoạt động không lớn, liệu các ngân hàng nhỏ có bị thiệt thòi trong tiến trình tái cơ cấu hệ thống không, thưa ông?
Chúng ta nên nhớ, việc tái cấu trúc không hẳn là nhắm vào các ngân hàng nhỏ mà tập trung vào những ngân hàng hoạt động không tốt, khả năng quản trị rủi ro kém, nợ xấu cao. Đây mới là đối tượng phải tập trung tái cấu trúc lại tài chính và các định chế quản lý tài chính. Thực tế, có những ngân hàng nhỏ nhưng khả năng quản trị rủi ro của họ rất tốt. Họ hoạt động lành mạnh. Bởi vậy, ngân hàng nhỏ không có nghĩa là ngân hàng yếu.
Ngược lại, không phải tất cả các ngân hàng lớn đều lành mạnh. Sự yếu kém không chỉ có ở các ngân hàng nhỏ mà ngay cả các ngân hàng lớn cũng không loại trừ. Một số ngân hàng trước đây được lập ra để chuyên trách từng mảng như Agribank chuyên nông nghiệp, nông thôn; BIDV chuyên về đầu tư; Vietcombank chuyên ngoại thương… nhưng giờ có chuyên nữa không? Sự đầu tư tràn lan, dàn trải vào các lĩnh vực không thuộc sở trường của mình cũng làm cho “sức khỏe” một vài ngân hàng lớn suy yếu trầm trọng.
- Thưa ông, các phương án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng hiện đang được bàn đến rất nhiều. Theo ông, việc quan trọng và cần làm ngay trong cuộc cải tổ này là gì?
Chúng ta cần có một cuộc "tổng kiểm tra" sức khỏe của từng ngân hàng để có những đánh giá phù hợp. Việc "kiểm tra sức khỏe" này theo tôi là khâu quan trọng nhất, cần tiến hành gấp, bởi kể cả ngân hàng lớn mà quản lý rủi ro không tốt thì cũng vô cùng nguy hiểm.
Hiện, nhiều "đại gia" lập ra ngân hàng nhằm huy động vốn của dân nhưng lại đầu tư vào công ty của cá nhân, hay đầu tư phần lớn vào bất động sản. Khi dự án phá sản hoặc bất động sản mất giá, ngân hàng sẽ đứng trước khả năng đổ vỡ. Rõ ràng, nợ xấu, nợ khó đòi đang là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng hiện nay.
- Thị trường ngân hàng nhiều về lượng nhưng chất không cao hiện nay có nguyên nhân từ việc cấp phép thành lập quá nhiều ngân hàng thời gian trước đây. Vậy NHNN- cơ quan đã khai sinh ra những ngân hàng này có phải chịu trách nhiệm?
NHNN cấp phép vì các hồ sơ xin thành lập ngân hàng có đủ điều kiện, tiêu chí thành lập ngân hàng theo quy định. Còn sau đó, các ngân hàng được cấp phép hoạt động thế nào, lớn mạnh ra sao, góp phần phát triển thị trường tài chính - tiền tệ hay quay lại làm loạn thị trường lại phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của chính bản thân ngân hàng. Chúng ta không loại trừ việc có thể đâu đó vẫn còn sự dễ dãi trong cấp phép, tuy nhiên không thể nói ngân hàng yếu thì cơ quan cấp phép phải chịu trách nhiệm được. Bố mẹ sinh ra đứa con và có trách nhiệm nuôi dưỡng, quản lý nó. Còn việc đứa con phát triển đến đâu, trưởng thành đến đâu còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố nữa, không thể đổ lỗi hết cho bố mẹ.
- NHNN đang rất quyết tâm để nâng cao “sức khỏe” cũng như lập lại trật tự hệ thống ngân hàng. Ông hy vọng gì từ những quyết tâm này? Liệu "nói và làm" có tương xứng hay lại lặp lại tình trạng hô to, “đánh”… khẽ?
Chúng ta chúc cho NHNN nói chung và những người điều hành nói riêng đủ tâm huyết, bản lĩnh và tài năng để thực hiện thành công quyết tâm minh bạch hệ thống ngân hàng. Còn làm thế nào và làm đến đâu thì phải cần thời gian để chứng minh. Không thể ngày một ngày hai mà chúng ta đã vội nhận xét hay bình luận được.
- Xin cảm ơn ông!
Theo KTĐT
Ngày 5/12, tại huyện Lương Sơn, Sở NN&PTNT phối hợp UBND huyện Lương Sơn, Công ty cổ phần RYB tổ chức lễ xuất hàng chuyến container bưởi Diễn Hòa Bình đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ. Dự lễ xuất hàng có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), một số sở, ngành của tỉnh, 2 huyện Lương Sơn, Yên Thuỷ và các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác có diện tích trồng bưởi xuất khẩu trên địa bàn tỉnh.
Cùng đà giảm với giá vàng thế giới, giá vàng trong nước sáng nay 5/12 được các công ty kinh doanh vàng bạc đồng loạt điều chỉnh giảm.
Những ngày qua, trên địa bàn huyện Đà Bắc cũng như các địa phương trong tỉnh trải qua đợt rét mới, nhiều khu vực vùng cao nhiệt độ về đêm xuống thấp. Để bảo vệ đàn vật nuôi, các hộ dân ở huyện Đà Bắc đã tăng cường che chắn chuồng trại, chủ động nguồn thức ăn cho vật nuôi.
Những năm qua, huyện Tân Lạc đẩy mạnh thực hiện giao khoán bảo vệ rừng (BVR) cho hộ gia đình. Điều này không chỉ góp phần BVR mà còn giúp người dân, nhất là ở vùng đặc biệt khó khăn có thêm nguồn thu nhập để ổn định cuộc sống. Toàn huyện có tổng diện tích tự nhiên trên 53.000 ha, trong đó, rừng tự nhiên trên 18.300 ha, rừng trồng gần 7.200 ha. Cùng với trồng mới nhằm gia tăng diện tích rừng, huyện thực hiện nhiều giải pháp nhằm quản lý, BVR.
Thời gian qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” được Hội CCB xã Thành Sơn, huyện Mai Châu quan tâm đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Thông qua phong trào tạo động lực cho hội viên tiếp tục phát huy phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ”, vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu chính đáng.
Tối 4/12, ông Ngô Việt Trung, Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) đã trao đổi với báo giới xung quanh thị trường bảo hiểm Việt Nam, nhân Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị các cơ quan quản lý bảo hiểm khu vực ASEAN lần thứ 26 (AIRM26th) và Hội nghị Hội đồng bảo hiểm ASEAN lần thứ 49 (AIC49th) sẽ diễn ra từ ngày 5 – 8/12/2023 tại tỉnh Quảng Ninh.