Thị trường vàng thêm rối vì những quy định - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Thị trường vàng thêm rối vì những quy định - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Thị trường vàng tuần qua đã chứng kiến một sự kiện lạ lùng chưa từng thấy, thương hiệu vàng miếng Rồng Thăng Long nổi tiếng tại Hà Nội của Công ty vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu bán giá thấp hơn giá bán chung trên thị trường tới hơn 500.000 đồng/lượng.

Lạ lùng hơn là dù niêm yết giá thấp nhất nhưng lượng người mua vẫn không thể áp đảo người bán.

Chạy tránh độc quyền...

Lý giải về điều này, Bảo Tín Minh Châu cho biết, xuất phát từ tin đồn về việc độc quyền kinh doanh vàng theo Dự thảo quản lý kinh doanh vàng (viết tắt là Dự thảo) của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nên số lượng người bán lớn hơn số lượng người mua. Do đó, doanh nghiệp (DN) bị khan tiền mặt và họ buộc phải bán vàng giá thấp hơn thị trường để có tiền trả khách hàng.

Điều này đang khiến dư luận lo ngại, liệu các công ty sản xuất - kinh doanh vàng miếng còn lại trên thị trường có bán tháo vàng miếng để chạy tránh độc quyền như Bảo Tín Minh Châu? Câu trả lời là không thể loại trừ khả năng này. Bởi thực tế, một số công ty đã ngưng sản xuất vàng miếng do đơn hàng giảm dần, thậm chí không có. Lý do là trước đây họ còn có hạn ngạch nhập khẩu vàng để gia công vàng miếng. Nhưng kể từ khi NHNN áp dụng giải pháp cho một số đơn vị mua vàng tài khoản nước ngoài thì nhiều NH sau khi bán vàng đã yêu cầu người mua gửi lại. Nếu có rút ra, cũng bán lại cho NH, nên lượng vàng miếng trên thị trường giảm, kéo theo các đơn hàng giảm mạnh. Đang ngắc ngoải thì Dự thảo trên với quy định tạo độc quyền sản xuất gia công vàng miếng cho Công ty TNHH MTV vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC tiếp tục giáng thêm một đòn chí mạng cho các công ty sản xuất kinh doanh vàng còn lại. Khi cánh cửa có nguy cơ đóng lại, buộc các đơn vị này mà Bảo Tín Minh Châu là DN đầu tiên, phải tìm cách "đẩy" vàng ra thị trường bằng cách hạ giá như nói trên.

Ngoài lý do chạy tránh độc quyền nói trên, nhiều ý kiến cũng cho rằng, đây cũng là một chiêu chốt lời sớm của Bảo Tín Minh Châu. Chỉ trong một tuần qua, giá vàng đã tăng hơn 1 triệu đồng/lượng, nếu tính thời gian nửa tháng trở về đây, vàng đã tăng đến 2 triệu đồng/lượng. Đặt giả thiết Bảo Tín Minh Châu đã gom hàng với giá rẻ hơn trước đó thì với mức tăng này, việc giảm khoảng 500.000 đồng/lượng so với giá thị trường, họ vẫn có lời. TS Đinh Thế Hiển, chuyên gia tài chính tại TP.HCM cũng cho rằng, rất có thể DN thấy sức mua trên thị trường yếu nên chủ động chốt lời sớm. Bởi làm việc này, họ đạt được cả 2 mục đích, vừa có lời vừa "thanh lý" hàng tồn trước khi quy định về quản lý kinh doanh vàng có hiệu lực.

Người mua vàng thiệt lớn

Nhưng vì lý do gì thì bối cảnh hiện nay đang đặt ra câu hỏi, ai sẽ là người mua vàng Bảo Tín Minh Châu và các thương hiệu vàng miếng khác (trừ vàng miếng SJC) nếu chính các đơn vị này cũng muốn bỏ chạy?  Thực tế đã chứng minh, ngay cuối tuần qua, không ít khách hàng muốn bán lại vàng Rồng Thăng Long cho Bảo Tín Minh Châu nhưng không được bởi công ty này... không có tiền. Trong trường hợp mua lại, cũng bị mua với giá thấp. Cụ thể, tại phiên ngày 10.11, giá vàng Rồng Thăng Long chiều mua vào rẻ hơn 800.000 đồng/lượng so với vàng SJC. Mua vàng Rồng Thăng Long trước đó với giá ngang vàng SJC nhưng nay bán ra thấp hơn tới 700.000 - 800.000 đồng/lượng, những người sở hữu vàng Rồng Thăng Long đang thiệt đơn thiệt kép. Quan trọng hơn, dù biết thiệt vẫn phải chấp nhận bán bởi họ chỉ có thể bán vàng Rồng Thăng Long cho Bảo Tín Minh Châu. Việc "mua đâu bán đó" gần như trở thành "luật bất thành văn" trên thị trường lâu nay.

Chưa kể giờ đây, các thương hiệu vàng này đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ thì tất nhiên, khó có nơi nào chấp nhận mua lại. Không chỉ thế, Bảo Tín Minh Châu cũng đã ngưng việc đổi ngang vàng Rồng Thăng Long sang các loại vàng miếng khác từ ngày 11.11. Muốn đổi, khách hàng phải thêm tiền chênh lệch.

Bán giá thấp, thậm chí không bán được; đổi phải bù thêm tiền..., khách hàng của Bảo Tín Minh Châu đang dở khóc dở cười vì những điều tréo ngoe trên thị trường vàng.

 

                                                                          Theo Báo Laodong

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục