“Trong một thập kỷ qua, Việt Nam đã là một nước đi đầu trong tăng trưởng kinh tế, đến nay Việt Nam có thể trở thành nước tiên phong trong phát triển xanh”. Ông Andrew Steer, Đặc phái viên đặc biệt của Ngân hàng Thế giới về biến đổi khí hậu đã nhấn mạnh như vậy trong chuyến thăm Việt Nam mới đây.

Ông Andrew Steer là người đứng đầu chương trình nghị sự của Ngân hàng Thế giới về biến đổi khí hậu. Ông cũng là cựu Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (năm 1997 - 2002). Trong chuyến thăm Việt Nam, ông đã gặp các lãnh đạo cấp cao của Chính phủ Việt Nam cũng như các đại sứ và đại diện của các tổ chức phát triển.

Nhân dịp này, ông Steer đã chúc mừng Chính phủ về những thành tựu kinh tế - xã hội Việt Nam đã đạt được và sự lớn mạnh của nền kinh tế trong vòng 10 năm qua. Ông cũng tán thành những sáng kiến về biến đổi khí hậu hiện đang được triển khai ở Việt Nam để giải quyết những tác động của biến đổi khí hậu và tái khẳng định Ngân hàng Thế giới tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong công tác này. Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cần có sự phối hợp mạnh mẽ hơn nữa của các cơ quan Chính phủ trong các vấn đề về biến đổi khí hậu.

Về vòng tiếp theo của cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ diễn ra tại Durban, Nam Phi từ ngày 28/11 đến ngày 9/12 năm 2011, ông Steer đã truyền tải đến Chính phủ nhiều thông điệp về sự quan trọng của sự kiện này cũng như những gợi ý về vai trò hợp tác xây dựng của Việt Nam trong diễn đàn toàn cầu này. Ông lưu ý rằng, đã có những bài học quan trọng từ Việt Nam trong cả vấn đề thích ứng và giảm nhẹ. Và điều quan trọng là cần đưa những chương trình hành động ở các nước trên thế giới thành những chương trình đàm phán trong những cuộc hội đàm ở Durban.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, ông Steer cũng đã có buổi thảo luận với Chính phủ Việt Nam, Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID) và Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam về việc triển khai Chương trình VNCLIP. VNCLIP được thiết kế để hỗ trợ lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu vào công cuộc phát triển của Việt Nam bằng cách nâng cao năng lực xây dựng chính sách biến đổi khí hậu, thực hiện các nghiên cứu phân tích, và thúc đẩy hợp tác liên ngành. Những mục tiêu này được thực hiện thông qua sự hợp tác giữa Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Vương quốc Anh (DFID) và Ngân hàng Thế giới.

Chương trình VNCLIP đang được thiết kế để triển khai dưới sự tài trợ của Vương quốc Anh (DFID) trị giá 2,8 triệu Bảng Anh (tương đương 4,2 triệu USD). Ngân hàng Thế giới được giao thực hiện khoản tài trợ này để tham gia cùng thực hiện với Chính phủ một loạt các nghiên cứu phân tích về việc thích ứng và tăng trưởng các-bon thấp. 1 triệu USD trong khoản tài trợ này sẽ do Bộ Tài nguyên môi trường quản lý và điều phối cho việc xây dựng năng lực của Chính phủ Việt Nam về các vấn đề chính sách biến đổi khí hậu. Theo thiết kế, dự án VNCLIP sẽ hoàn tất trước tháng 3 năm 2014 và là ngân sách bổ sung vào khoản vay trị giá 70 triệu USD của Ngân hàng Thế giới cho biến đổi khí hậu theo sáng kiến của nhiều nhà tài trợ với Bộ Tài nguyên Môi trường (được gọi là Chương trình Hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu (SP-RCC)).

Trong khuôn khổ chuyến thăm, ông Steer đã tham dự buổi thảo luận để triển khai dự án VNCLIP. Buổi thảo luận gồm có phái đoàn do Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà; bà Fiona Lappin, Trưởng văn phòng DFID tại Việt Nam và bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.

Trong buổi thảo luận, Thứ trưởng Trần Hồng Hà đã lưu ý rằng “đây là một dự án quan trọng để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động lồng ghép biến đổi khí hậu tại Việt Nam. Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành khác, DFID và Ngân hàng Thế giới để đạt được các mục tiêu đã đề ra”. Bà Fiona Lappin nhấn mạnh “lồng ghép biến đổi khí hậu vào chương trình phát triển rất quan trọng do những tác động không đồng đều tới cuộc sống và thu nhập của người nghèo, ví dụ như lũ lụt và mực nước biển tăng”. Ông Andrew Steer phát biểu “trong một thập kỷ qua, Việt Nam đã là một nước đi đầu trong tăng trưởng kinh tế, đến nay Việt Nam có thể trở thành nước tiên phong trong phát triển xanh”.

Công việc của dự án VNCLIP sẽ được thực hiện bao gồm: Xây dựng năng lực cho các vấn đề chính sách liên quan đến biến đổi khí hậu cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; hỗ trợ Chính phủ Việt nam thực hiện các biện pháp chính sách theo thỏa thuận của Chương trình Ứng phó biến đổi khí hậu (SP-RCC), một loạt các khoản vay chính sách phát triển phối hợp giữa JICA thuộc chính phủ Nhật Bản, AfD thuộc chính phủ Pháp, CIDA thuộc chính phủ Canada và Ngân hàng Thế giới; Hỗ trợ phát triển chương trình kế toán xanh cho Tổng cục Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; phân tích về vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu cho các ngành tài nguyên thiên nhiên quan trọng như nguồn tài nguyên nước, đa dạng sinh học, và các nguồn tài nguyên ven biển; các nghiên cứu làm thế nào để hướng nền kinh tế Việt Nam sang con đường tăng trưởng các-bon thấp, trong nỗ lực giúp đỡ chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chuẩn bị; Giúp Chính phủ phát triển một cơ chế ưu tiên đầu tư vào thích ứng biến đổi khí hậu và quản lý cũng như chỉ đạo các nguồn lực tài chính cho biến đổi khí hậu; tăng cường việc xem xét vấn đề biến đổi khí hậu trong các dự án của Ngân hàng Thế giới tài trợ.

 

                                                                     Theo Báo ĐCSVN

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục