Tình trạng họp chợ lấn chiếm lòng, lề đường gây mất ATGT thường xuyên xảy ra tại điểm chợ Bãi Nai.

Tình trạng họp chợ lấn chiếm lòng, lề đường gây mất ATGT thường xuyên xảy ra tại điểm chợ Bãi Nai.

(HBĐT) - Huyện Kỳ Sơn hiện có 4/10 xã, thị trấn có chợ hoạt động gồm chợ Thầy (xã Hợp Thịnh), Bãi Nai (xã Mông Hóa), Yên Quang (xã Yên Quang) và chợ trung tâm thị trấn.

 

Ông Trần Thanh Tùng, Phó trưởng phòng Kinh tế & Hạ tầng huyện cho biết: Về quy mô của các chợ hiện nay không thể đáp ứng được so với yêu cầu giao lưu, giao thương hàng hóa bởi cả 4 chợ đều có quy mô nhỏ bé. Ngay như chợ thị trấn gọi là chợ nhưng cơ sở hạ tầng sơ sài, hệ thống thoát nước, phòng cháy - chữa cháy chưa được trang bị đầy đủ, nền chợ hầu hết là nền đất. Các chợ khác họp chủ yếu dọc ven quốc lộ, vi phạm hành lang giao thông, không đảm bảo an toàn, gây cản trở cho lưu thông xe cộ trên các tuyến đường. Cơ sở hạ tầng tại các chợ này chủ yếu là số lều, lán lèo tèo, nhiều năm không được đầu tư, cải tạo.  

Theo sơ bộ đánh giá chỉ có khoảng từ 15 - 20 tiểu thương buôn bán cố định ở mỗi chợ, còn lại là những người buôn bán không thường xuyên. Công tác quản lý chợ cũng bộc lộ nhiều bất cập do hiện nay 3/4 chợ chưa thành lập được BQL thực hiện chức năng quản lý các hoạt động và tổ chức kinh doanh các dịch vụ tại chợ theo quy định của pháp luật. Tình trạng họp chợ ven đường giao thông ở đây từ lâu đã gây bức xúc dư luận nhưng vẫn chưa được cải thiện. Nổi cộm nhất là tại chợ Bãi Nai đã xảy ra không ít vụ việc gây mất an toàn giao thông tuyến QL 6 đoạn xã Mông Hóa. Chợ này hiện vẫn chưa có BQL chợ, tình trạng bán  mua diễn ra thường xuyên vào tất cả các ngày trong tuần, ngay sát trục quốc lộ. Bên cạnh đó, tại khu vực chợ Bãi Nai  xã Mông Hóa; chợ Thầy, xã Hợp Thịnh còn bức xúc về ô nhiễm, việc tập kết, xử lý rác thải không đảm bảo vệ sinh môi trường.

Để giải quyết những khó khăn, bất cập trong công tác quản lý hoạt động của các chợ trên địa bàn trong thời gian tới, huyện đã hoàn chỉnh công tác quy hoạch mạng lưới chợ nông thôn giai đoạn 2010 - 2020. Theo đó, trong 2 năm 2012 - 2013, chợ trung tâm thị trấn và chợ Bãi Nai (xã Mông Hóa) sẽ được triển khai cải tạo, xây mới. Huyện phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành xây dựng mới 4 chợ gồm 2 chợ hạng hai và 2 chợ hạng ba, trong đó, xây mới 1 chợ, di dời và xây mới 3 chợ. Tổng diện tích đất mỗi chợ theo quy hoạch 1.200 m2 với kinh phí 13 tỷ đồng. Riêng chợ thị trấn và chợ Bãi Nai được đầu tư kinh phí 5 tỷ đồng/chợ, trong đó, 1,5 tỷ đồng từ NSNN hỗ trợ, 3,5 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách khác và huy động xã hội hóa. Cùng với đầu tư xây mới, mở rộng quy mô, huyện thành lập, triển khai và duy trì hoạt động của các BQL chợ. Với việc hoàn chỉnh công tác quy hoạch và chuẩn bị tích cực cải tạo hệ thống chợ nông thôn hiện có, các chợ xây mới sẽ thu hút khoảng 200 hộ kinh doanh cố định tại chợ, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, tạo cơ hội giao lưu, giao thương giữa nhân dân các vùng, miền trong, ngoài huyện.

                                                                                Bùi Minh

 

Các tin khác


Hòa Bình khát vọng phát triển

Là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn và thách thức, nhưng bằng sự đoàn kết, sáng tạo, đổi mới, Ðảng bộ chính quyền nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã nỗ lực phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế, phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững. Và Hòa Bình đang quyết tâm phấn đấu trở thành tỉnh trung bình của cả nước.

Bảo đảm phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trong nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước

(HBĐT) - Năm 2023, dự toán thu ngân sách Nhà nước (NSNN) của tỉnh được HĐND tỉnh giao 7.285 tỷ đồng. Đây là nhiệm vụ nặng nề trong bối cảnh nguồn thu còn hạn hẹp, cơ cấu thu thiếu bền vững, chưa có nguồn thu chủ lực mà chủ yếu dựa vào thu từ tiền sử dụng đất…

Phát triển các mô hình kinh tế tập thể trong thanh niên

(HBĐT) - Phát huy vai trò là "hạt nhân” nòng cốt, tổ chức Đoàn các cấp trên địa bàn huyện Lạc Thủy đã tích cực kết nối, thành lập, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tham gia các mô hình kinh tế tập thể phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

Khởi sắc đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Từ nguồn vốn thực hiện các chương trình, dự án và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), huyện Tân Lạc đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cũng như hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Qua đó góp phần từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư ký kết thi đua năm 2023

(HBĐT) - Sáng 24/3, Khối thi đua các doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2023.

Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục