Những mặt hàng nông sản được nông dân xã Hạ Bì (Kim Bôi) thu hoạch và bán ngay tại chỗ.

Những mặt hàng nông sản được nông dân xã Hạ Bì (Kim Bôi) thu hoạch và bán ngay tại chỗ.

(HBĐT) - Trời lập đông, đi dọc theo trục đường 21 về Kim Bôi, ai cũng cảm nhận được không khí tất bật, hối hả trên những cánh đồng. Bà con nông dân ra đồng để trồng và chăm sóc hoa màu vụ đông.

 

Nếu như trước đây vào mùa này, trên những cánh đồng còn đang chỏng trơ gốc rạ thì nay nhiều khu ruộng hoa màu đã xanh mơn mởn. Đó là nhờ bà con nông dân đã áp dụng KH-KT để thâm canh tăng vụ, xây dựng cánh đồng thu nhập cao theo sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền huyện.  

Tháng 3/2006, BCH Đảng bộ huyện Kim Bôi đã phê chuẩn Đề án "Xây dựng cánh đồng thu nhập cao" . Qua quá trình triển khai, thực hiện cho thấy, đây thực sự là một Đề án hợp lòng dân, được đông đảo nhân dân đồng tình hưởng ứng. Trong giai đoạn 2006-2010, huyện đã xây dựng 142/382 cánh đồng tại 22 xã. Tổng diện tích thực hiện 629 ha, bình quân mỗi cánh đồng 4,4 ha. UBND huyện đã xây dựng kế hoạch và có giải pháp cụ thể, tập trung chỉ đạo các xã thực hiện. Phong trào xây dựng cánh đồng thu nhập cao nở rộ từ Bắc Sơn, người dân nơi đây đã thực hiện nghiêm túc, đồng đều, đạt hiệu quả cao nhất với công thức: lúa lai vụ xuân sớm- lúa thuần vụ sớm- cây ngô đông hoặc lúa thuần vụ xuân- lúa thuần vụ mùa- dưa chuột, bí đỏ... Từ mô hình của Bắc Sơn, Đảng ủy, UBND các xã, tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân  trong lựa chọn cán đồng, chọn công thức luân canh phù hợp, tập trung nhân lực cho cải tạo đất, tuân thủ lịch thời vụ và quy trình kỹ thuật, đầu tư thâm canh, bám sát nhu cầu thị trường để tiêu thụ sản phẩm thuận lợi. Có sự đầu tư về giống, vốn, công chăm sóc, những mô hình cánh đồng thu nhập cao đã phát huy hiệu quả nhất  định. Đến nay, tại các chợ đầu mối của thành phố Hòa Bình, người dân có  thể dễ dàng mua được những sản phẩm nông sản có nguồn gốc, xuất xứ từ Kim Bôi như: ngô, khoai, dưa chuột, dưa hấu, dưa bở... và các loại rau. Mùa nào, thức ấy, những mặt hàng này được bà con nông dân thu hoạch từ ruộng rồi bày bán ngay dọc đường như một thứ hàng đặc sản của vùng. Thực tế, những cánh đồng thu nhập cao này không chỉ góp phần chuyển đổi tập quán canh tác của người dân mà cái được hơn cả là thu nhập, mức sống của người dân không ngừng được nâng cao. Theo khảo sát của UBND huyện, qua 5 năm thực hiện đề án cánh đồng thu nhập cao cho thấy: ở những năm 2006-2008, giá trị thu 84 triệu đồng/ha, đến năm 2009-2010, giá trị thu đã là 116,5 triệu đồng/ ha. Đặc biệt có những cánh đồng cho thu nhập từ 145-150 triệu đồng/ ha. Nhiều hộ gia đình đã thực sự làm giàu từ đồng ruộng.

 

Trên nền tảng những kết quả đã đạt được huyện tiếp tục xây dựng đề án "xây dựng cánh đồng thu nhập cao giai đoạn 2011-2015" với những nét chấm phá mới mẻ, hứa hẹn mức độ thành công lớn. Mục tiêu cụ thể của huyện là: duy trì những cánh đồng đã được xây dựng  trong giai đoạn 2006-2010. Đồng thời, tăng cường mở rộng số cánh đồng mới cho giai đoạn 2011-2015 ( mỗi năm tăng từ 15-30% cánh đồng so với năm trước đó), quy mô mỗi cánh đồng có diện tích bình quân thấp nhất 5 ha, cao 10 ha trở lên. Công thức luân canh được triển khai cụ thể trên đất 1 vụ lúa, đất 2 lúa và đất bưa bãi. Huyện đã chỉ đạo các xã, thôn, bản chủ động quy hoạch đất theo vùng, loại cây để thực hiện. Các cây trồng được bố trí trên các cánh đồng thu nhập cao phải là những giống có năng suất, chất lượng, thời gian sinh trưởng ngắn và một yếu tố quan trọng là có thị trường tiêu thụ rộng rãi. Nguồn vốn sẽ được huy động dưới hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm bằng việc sử dụng vốn cho vay ưu đãi của Ngân hàng CSXH, tranh thủ nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp gắn với bán sản phẩm cho các doanh nghiệp. Đồng thời, huyện trích ngân sách chi cho quá trình tổ chức, triển khai, hỗ trợ mua giống mới hàng năm. Huyện chọn những xã chưa thực hiện được xây dựng cánh đồng thu nhập cao để làm điểm chỉ đạo huyện, sau đó nhân ra diện rộng.

 

Với trên 80% dân số sống dựa vào nông nghiệp lại sống ở địa bàn mang tính đặc thù, trong các hội nghị bàn về phát triển kinh tế đã có những ý kiến nhận định hết sức thẳng thắn: những năm gần đây, tình hình phát triển kinh tế của huyện Kim Bôi chưa tạo được bước đột  phá rõ nét. Kiên định với mục tiêu xây dựng những cánh đồng thu nhập cao huyện Kim Bôi hướng tới tầm nhìn bao quát đó là: khai thác nguồn tài nguyên đất đai, lao động sẵn có của địa phương để phát triển sản xuất. Lựa chọn công thức luân canh phù hợp gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đẩy mạnh liên doanh, liên kết giữa 3 nhà: doanh nghiệp- nhà nông- nhà khoa học nhằm phát huy hiệu quả kinh tế bền vững. Xây dựng những cánh đồng thu nhập cao sẽ là, tiền đề để huyện triển khai xây dựng nông thôn mới và thực hiện Nghị quyết về tam nông bền vững và có chiều sâu.

 

 

            `                                                                   Thúy Hằng

 

Các tin khác


Tháo gỡ vướng mắc giải phóng mặt bằng dự án khu đô thị mới Trung Minh A

(HBĐT) - Dự án khu đô thị mới (KĐTM) Trung Minh A là dự án trọng điểm của tỉnh. Trong quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), một số hộ dân không nhận tiền đền bù, hỗ trợ, không bàn giao mặt bằng, ngăn cản không cho chủ đầu tư thi công, ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai dự án.

Xuất khẩu container mía trắng đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ

(HBĐT) - Ngày 19/3, Sở NN&PTNT, UBND huyện Lạc Sơn, Công ty TNHH Đầu tư thương mại (ĐTTM) Tiến Ngân (trụ sở tại phường Dân Chủ, TP Hoà Bình), Công ty TNHH Phát triển thương mại (PTTM) và Công nghệ sản xuất mới, Công ty Vina Agri Import Hoa Kỳ đã phối hợp tổ chức lễ xuất hàng chuyến conterner mía trắng đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ. Dự buổi lễ có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan;  lãnh đạo UBND huyện Lạc Sơn, phường Dân Chủ và đại diện đơn vị đối tác. 

 "Đồng hành cùng doanh nghiệp, người nông dân vì một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn”

(HBĐT) - Tại huyện Mộc Châu, Học viện Nông nghiệp Việt Nam vừa tổ chức hội nghị "Đồng hành cùng doanh nghiệp, người nông dân vì một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn”.

Triển vọng trồng cây gai xanh ở vùng cao Đà Bắc

(HBĐT) - Hai năm trước, cây gai xanh lần đầu tiên được trồng thử nghiệm ở huyện Đà Bắc với gần 20 hộ tham gia trồng, diện tích khoảng 8 ha. Đến nay, mô hình trồng gai xanh đem lại hiệu quả kinh tế khá, là hướng đi triển vọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở huyện vùng cao này.

Hỗ trợ sản xuất theo chuỗi - cơ hội cho hợp tác xã ngành hàng cá phát triển

(HBĐT) - Hiện nay, sản xuất theo chuỗi giá trị đang là lựa chọn số một của ngành nông nghiệp nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao giá trị sản phẩm và phát triển bền vững. Bắt kịp xu thế đó, với tiềm năng, lợi thế vùng lòng hồ sông Đà, Liên minh HTX tỉnh đã đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ các HTX xây dựng mô hình theo chuỗi giá trị đối với ngành hàng cá, qua đó góp phần nâng cao giá trị sản phẩm "cá sông Đà" trên thị trường.

"Kích hoạt" công tác xuất khẩu lao động trong tình hình mới

(HBĐT) - Năm 2022, toàn tỉnh có 720 lao động được tuyển dụng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, vượt 240% kế hoạch năm. Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), kết quả đạt được chưa bền vững, số lượng lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài còn thấp so với trung bình cả nước. Đồng thời, công tác tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động (XKLĐ) còn gặp khó. Tháo gỡ những nút thắt trong xuất khẩu lao động

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục