Vàng trong nước đầu ngày qua giảm mạnh khoảng 750.000 đồng/lượng do ảnh hưởng của vàng thế giới hạ, nhưng nhanh chóng tăng trở lại.

 

Tínhđến cuối buổi sáng, giá bán ra tại các doanh nghiệp kim hoàn lớn ổn định ở mức 45,9 triệu đồng/lượng.

Trên thị trường Hà Nội, tập đoàn vàng bạc đá quý Doji công bố giá vàng miếng SJC lúc 11 giờ 30

mua vào 45,66 triệu đồng/lượng, bán ra 45,86 triệu đồng/lượng. Trong lần cập nhật giá lúc 10 giờ 44, công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn tại thành phố Hồ Chí Minh niêm yết giá vàng miếng SJCmua – bán tương ứng là 45,67 – 45,87 triệu đồng/lượng.

Các thương hiệu tên tuổi khác như vàng miếng hiệu Phượng Hoàng PNJ-DAB của công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận niêm yết lúc 11 giờ 33 là 45,67 – 45,82 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Vàng miếng hiệu SBJ của Sacombank cùng thời điểm là 45,75 – 45,90 triệu đồng/lượng (mua – bán). Dù tăng trở lại so với đầu ngày, nhưng vàng trong nước hiện vẫn giảm khoảng 400.000 đồng/lượng.

Thị trường thế giới đêm 17.11 đã trả qua một phiên giao dịch ảm đạm, khi chứng khoán, hàng hóa, kim loại quý, lần lượt giảm giá mạnh dưới áp lực bán tháo của nhà đầu tư quốc tế. Khép phiên giao dịch tại Mỹ, vàng giao sau tháng 12 mất 54,10USD còn 1.720,10USD/Oz. Mức thấp nhất xác định được trước đó là 1.711USD/Oz.

Về phương diện kỹ thuật, theo các chuyên gia của hãng tin Kito (Canada), vàng lao dốc sau khi phá mức hỗ trợ 1.750USD/Oz. Nhà phân tích Perez-Santalla, phó chủ tịch quỹ Heraeus Precious Metals Management (Hoa Kỳ) cho rằng vàng hoàn toàn có thể “dò đáy” 1.705USD/Oz, nếu không nhờ các tổ chức lớn nhảy vào “gom hàng” hạn chế đà đi xuống.

Trong khi đó, về cơ bản, các yếu tố như: sự mạnh lên của đồng USD và giá dầu thô giảm dưới 100USD/thùng, cộng với nhu cầu thanh khoản tăng, cũng đã ảnh hưởng tiêu cực lên giá kim loại quý.

Trong một diễn biến khác, báo cáo mới nhất của Hội đồng Vàng thế giới cho thấy tổng nhu cầu vàng trong quý ba năm nay đã tăng 6% lên 1.053,9 tấn, trong đó nhu cầu đầu tư tăng 33%, nhu cầu mua vàng thỏi và vàng xu tăng 29%. Riêng thời gian xảy ra khủng hoảng nợ tại châu Âu đã khiến nhu cầu mua vàng thỏi và vàng xu trong khu vực tăng 30%, đồng thời tăng khoảng 135% so với năm ngoái.

 

                                                                Theo Báo TienPhong

Các tin khác


Duy trì sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ nông sản

Trong 5 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước ước đạt 20,26 tỷ USD.

Người dân xã Đa Phúc ấm no từ trồng mía

(HBĐT) -Dọc trên những con đường bê tông liên thôn, xóm tại xã Đa Phúc (Yên Thủy) là những ruộng mía bạt ngàn. Nông dân hồ hởi chăm sóc đảm bảo thu hoạch đúng khung thời vụ. Trong 2 - 3 năm trở lại đây, giá mía ở mức 6.000 - 8.000 đồng/cây, thị trường tiêu thụ ổn định. Cây mía đã trở thành cây trồng mũi nhọn giúp bà con nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững.

Sản lượng thủy sản thu hoạch ước đạt 6,14 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định. Trong đó, nuôi cá lồng bè trên hồ sông Đà diễn ra thuận lợi, cá phát triển tốt, các chỉ số môi trường tương đối ổn định, không có ổ dịch lớn xảy ra. Hiện, tổng diện tích nuôi cá ao, hồ toàn tỉnh đạt 2.698 ha với 4.900 lồng nuôi cá, tăng 200 lồng so với cùng kỳ.

Tháng 5, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 1.028,4 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Cục Thống kê, trong tháng 5, tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh ước đạt 1.028,4 tỷ đồng, so với tháng trước tăng 3,19%, so với cùng kỳ năm trước tăng 33,5%.

Nhận diện rào cản trong hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, cải thiện chỉ số PCI

(HBĐT) - Khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp (DN) thời gian qua rất rõ ràng, điều này trực tiếp phản ánh qua tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh trong quý I/2023 ước đạt 3,88%. Đồng thời ảnh hưởng đáng kể đến cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hòa Bình. Nhận diện sớm và kịp thời đưa ra các giải pháp đồng bộ, thiết thực là nhiệm vụ cấp bách của tỉnh. 

Nâng cao trách nhiệm trong giải ngân vốn đầu tư công

Để chấn chỉnh tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian qua, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn. Thực tế cho thấy, nơi nào lãnh đạo cấp ủy, chính quyền nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực vào cuộc thì việc triển khai các dự án vốn đầu tư công có chuyển biến tích cực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục