Những núi than bị san phẳng, những kỷ lục về độ sâu khai thác liên tục bị phá vỡ, cho thấy nguồn than đang ngày càng cạn kiệt. Nhưng bất chấp những điều này, than vẫn bị xuất đi.

Chỉ tay vào khai trường đồi 436 của Công ty CP than Cao Sơn (thuộc Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản VN - Vinacomin), anh Nguyễn Khánh Hoàn, Phó chánh văn phòng công ty, cho biết đồi than lộ thiên này khai thác từ những năm 80 của thế kỷ trước. Dù cao tới 436m, nhưng đồi than này đang bị “lùn” dần, hiện tại chỉ còn dưới 300m. “Với tốc độ này, 10 năm nữa sẽ không còn đồi 436 nữa”, anh Hoàn cho hay.

 
Những đồi than đang mất đi theo tốc độ xuất khẩu than hiện nay (ảnh chụp khai trường đồi 436 Công ty CP than Cao Sơn) - Ảnh M.Hà

Phá vỡ kỷ lục đào sâu

Với chủ trương giảm khai thác lộ thiên nhằm giảm thiểu tác hại tới môi trường, cộng thêm việc nguồn than lộ thiên đã dần cạn, không chỉ các công ty than chuyên khai thác hầm lò, mà ngay cả với các công ty trước đây chỉ khai thác lộ thiên cũng đang phải triển khai các dự án đào sâu hơn nữa vào lòng đất để tìm than. Đó là lý do giếng đứng Mông Dương ở độ sâu -250m từng là kỷ lục của ngành than bị phá vỡ bởi hàng loạt dự án của các công ty than khác, dù việc tiếp tục tiến sâu vào lòng đất không hề dễ dàng.

 Sau năm 2030, bể than Quảng Ninh cũng chỉ tồn tại thêm tối đa được 8 năm nữa trước khi đóng cửa. Các mỏ than mới ở vùng Đông Bắc có thể “thọ” lâu hơn nhưng cũng chỉ tới năm 2055

TS Nguyễn Thành Sơn, Tổng giám đốc Công ty năng lượng sông Hồng

Anh Bùi Xuân May, Phó giám đốc Công ty than Khe Chàm, cho biết mỏ Khe Chàm 1 đang khai thác ở độ sâu -225m. Mỏ than Khe Chàm 3 đào xuống độ sâu -300m được triển khai từ năm 2006 với kế hoạch ra lò tấn than đầu tiên vào năm 2010 đã không thực hiện được, do những khó khăn về địa chất ở khu vực này. Mỏ Khe Chàm 2 - 4 cũng đang được đầu tư, với hầm lò giếng giai đoạn 1 đã đạt tới mức -500m, giai đoạn sau sẽ từ tầng lò giếng dưới -500m đến đáy tầng than -1.260m (ở một số cụm vỉa).

Cọc Sáu, Đèo Nai - những khai trường lộ thiên cũng đang gấp rút đầu tư khai thác dưới moong sâu do than lộ thiên đang dần cạn. Than Cọc Sáu năm 2010 đã phải hạ moong ở mức -90m và có kế hoạch tiến tới xuống mức -375m vào năm 2015 khi kết thúc đời mỏ. Mỏ lộ thiên Cao Sơn cũng sẽ đầu tư khai thác ở độ sâu -150m. Đến năm 2017, Công ty than Núi Béo cũng phải dừng khai thác than lộ thiên và chuyển sang khai thác than hầm lò, với cặp giếng được đào từ khai trường đang khai thác hiện nay (độ cao từ +35m) xuống -410m.

Theo quy hoạch chung phát triển ngành than, tới năm 2015 Vinacomin sẽ phải chấm dứt khai thác than lộ thiên tại khu vực Hòn Gai (Quảng Ninh). Từ sau năm 2015, mục tiêu đặt ra là vùng than Quảng Ninh phải đáp ứng sản lượng 65 - 80 triệu tấn, trong đó sản lượng khai thác hầm lò chiếm tới 90 - 95%. Tuy nhiên, dự kiến mỏ Khe Chàm 3 với công suất 2,5 triệu tấn/năm cũng phải tới cuối năm 2014, đầu năm 2015 mới ra than, Khe Chàm 2 và 4 công suất 3,5 triệu tấn đến năm 2017 mới có sản phẩm.

Thiếu vẫn xuất

Theo số liệu công bố giữa năm 2011 của Vinacomin, năm 2015 tập đoàn này có thể sản xuất được 55 - 60 triệu tấn than, lượng than thiếu cần phải nhập khẩu khoảng 6 triệu tấn, năm 2016 thiếu 25 triệu tấn. Năm 2020, sản xuất trong nước dự kiến đạt 67 - 72 triệu tấn và cần phải nhập khẩu để bù đắp lên tới 66 triệu tấn. Còn theo số liệu mới nhất tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2012 của Vinacomin, con số phải nhập khẩu từ năm 2015 là 10 triệu tấn.

TS Nguyễn Thành Sơn, Tổng giám đốc Công ty năng lượng sông Hồng, từng cảnh báo: “Sau năm 2030, bể than Quảng Ninh cũng chỉ tồn tại thêm tối đa được 8 năm nữa trước khi đóng cửa. Các mỏ than mới ở vùng Đông Bắc có thể “thọ” lâu hơn nhưng cũng chỉ tới năm 2055. Trong khi đó, các mỏ than mới ở đồng bằng sông Hồng dù có dự báo trữ lượng rất lớn nhưng rất khó khai thác”.

Thế nhưng, những con số hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu tấn phải nhập khẩu trong tương lai không xa và những khó khăn trong khai thác do trữ lượng dần cạn đang tương phản một cách kỳ lạ với sản lượng than xuất khẩu của Vinacomin những năm qua và các năm sắp tới. Cụ thể, năm 2006, Vinacomin xuất khẩu 21,5 triệu tấn trong khi tiêu thụ trong nước chỉ là 16 triệu tấn. Năm 2007 chênh lệch xuất khẩu - tiêu thụ trong nước vẫn giữ ở mức cao, xuất 24,1 triệu tấn so với 17,5 triệu tấn dùng trong nước. Tỷ lệ chênh lệch đó dù có giảm, nhưng năm 2011 than xuất khẩu vẫn lên tới 16,9 triệu tấn so với than dùng trong nước khoảng 28 triệu tấn. Năm 2012, con số dự kiến là tiêu thụ trong nước 32 triệu tấn và xuất khẩu 13,5 triệu tấn.

 

                                                                   Theo Báo Thanhnien

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục