Hàng loạt lệnh cấm vận kinh tế của Mỹ và phương Tây lên Iran đã làm người dân nước này khốn đốn, lạm phát tăng cao. Tehran đang tính đến hành động đáp trả.

Giá hàng hóa ở Iran tăng chóng mặt thời gian qua vì cấm vận - Ảnh: AFP

Các lệnh cấm vận của Mỹ và EU áp đặt lên Iran 18 tháng trước, nay lại được tăng cường đã giáng thêm một đòn mạnh mẽ lên nền kinh tế đang chịu lạm phát và đẩy đồng rial vào nguy cơ sụp đổ. Không chỉ vậy, những người đang phụ thuộc vào nguồn tiền gia đình, họ hàng gửi về từ Mỹ, Canada và châu Âu cũng khốn đốn vì cấm vận.

“Mấy tháng nay giá các mặt hàng ngoại nhập tăng 20-50%” - một chủ cửa hàng rau quả ở phía bắc thủ đô Tehran nói. Chính quyền Tehran đang quản lý chặt chẽ giá cả các sản phẩm nội địa (chiếm 90% sản phẩm tiêu dùng). Tuy nhiên, lạm phát 21% đã đẩy giá rất nhiều mặt hàng tiêu dùng cao đáng kể.

Giá cả tăng vọt

Trên thị trường ngoại tệ chợ đen, đồng rial xuống thấp ở mức kỷ lục so với đồng USD. Theo các hãng thông tấn, trong tuần qua tỉ giá không chính thức tại trung tâm Tehran vào khoảng 20.500 rial đổi 1 USD. Tất cả hàng nhập khẩu, đặc biệt là thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại di động, tivi và tủ lạnh tăng giá hơn 50%. Một người nghỉ hưu kể: “May là tôi mua máy tính xách tay hai tuần trước. Giờ đây giá đã tăng từ 15 lên 24 triệu rial”. Lương tháng tối thiểu ở Iran khoảng 7 triệu rial.

Giá một số loại dược phẩm nhập khẩu cũng tăng khoảng 30%. Còn sách ngoại văn giờ đây không còn là thứ mà người ta có thể mua được. Trước đây, một cuốn sách 20 euro sẽ được bán với giá 300.000 rial. “Nhưng bây giờ giá đã tăng lên mức 500.000, thậm chí 600.000 rial. Ai mà mua chứ” - chủ một cửa hàng sách nói. Cửa hàng này vừa hủy các đơn hàng đặt mua sách tiếng Anh và tiếng Pháp.

Thanh sát viên IAEA đến Iran

Hôm qua 29-1, đoàn thanh sát của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã đến Iran và dự tính gặp các quan chức Tehran ba ngày. Trưởng đoàn Herman Nackaerts cho biết chuyến đi này nhằm làm rõ các vấn đề còn tồn tại về chương trình hạt nhân của Iran và kêu gọi Tehran đối thoại

Hiện các nhà nhập khẩu Iran buộc phải mua ngoại tệ ở chợ đen, nơi giá cả tăng vọt. Nguyên nhân bởi chính quyền Tehran hạn chế bán ngoại tệ cho các nhà nhập khẩu. Cấm vận cũng gây khốn đốn cho hầu hết các kênh ngân hàng giao dịch bằng USD và euro, khiến nhiều người Iran có gia đình ở nước ngoài khó khăn trong việc nhận và gửi tiền.

Có khoảng 5 triệu người Iran sống ở nước ngoài, chủ yếu là tại Mỹ, Canada và châu Âu. Ngay cả những người khá giả nhất cũng cảm thấy sức nóng từ cuộc khủng hoảng kinh tế trong nước. Alireza, một bác sĩ hằng tháng phải gửi 10.000 USD cho vợ và hai con ở Mỹ, than rằng mọi thứ trở nên chật vật hơn. Cuộc khủng hoảng tiền tệ đồng nghĩa với việc bác sĩ này phải tốn nhiều tiền rial hơn để chuyển cho gia đình khi quy đổi ra USD.

Một lĩnh vực khác cũng bị ảnh hưởng là du lịch nước ngoài. Hàng triệu người Iran đi du lịch các nước mỗi năm. Ông Mohsen, chủ một cửa hàng đồng hồ sang trọng, than vãn: “Chúng tôi tính đi du lịch Bali (Indonesia) vào dịp Nowruz (tết của Iran, nhằm ngày 21-3), nhưng vợ tôi nói nếu tỉ giá USD vẫn ở mức 20.000 rial thì phải hủy chuyến đi”. Hàng loạt hãng du lịch cho biết rất nhiều du khách đã hủy chuyến đi.

Trả đũa

Quốc hội Iran dự tính đưa ra thảo luận vấn đề cắt nguồn cung cấp dầu sang EU trong vài ngày tới để đáp trả quyết định của 27 nước EU hồi tuần trước ngưng nhập dầu thô của Tehran từ ngày 1-7. EU cho các công ty ở châu Âu phụ thuộc nhiều vào nguồn dầu của Iran sáu tháng để có thời gian xoay xở. Ông Ahmad Qalebani, tổng giám đốc Công ty Dầu khí quốc gia Iran, cho biết nếu nước này lập tức cấm xuất dầu sang EU thì các công ty châu Âu đang còn hợp đồng treo với Iran sẽ bị thiệt hại nặng.

Trong quý 3-2011, EU đã mua 25% lượng dầu thô xuất khẩu của Iran. Tehran còn có thể áp đặt lệnh cấm xuất dầu sang EU trong năm năm. Trong bản dự thảo đáp trả EU, Tehran còn định ngưng luôn cả nhập khẩu bất cứ mặt hàng nào từ các nước cấm vận Iran.

 

                                                               Theo Bao Tuoitre

Các tin khác


Huyện Lạc Thuỷ huy động trên 137 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thuỷ, trong quý I/2024, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện là 137,3 tỷ đồng.

Huyện Mai Châu chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Thời tiết đang chuyển sang nắng nóng, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi. UBND huyện Mai Châu đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp các địa phương chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho đàn vật nuôi.

Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục