Nông dân xã Tân Vinh, Lương Sơn tranh thủ thời tiết nắng ấm cấy lúa xuân trong khung thời vụ.

Nông dân xã Tân Vinh, Lương Sơn tranh thủ thời tiết nắng ấm cấy lúa xuân trong khung thời vụ.

(HBĐT) - Về Lương Sơn vào những ngày sau Tết, đâu đâu chúng tôi cũng bắt gặp hình ảnh người nông dân đang tranh thủ tận dụng những ngày trời ấm để cấy lúa xuân trong khung thời vụ tốt nhất. Vụ chiêm - xuân 2012, huyện Lương Sơn gieo trồng 4.860 ha, trong đó cây lúa 2.000 ha, năng suất phấn đấu đạt 50 tạ /ha; cây màu các loại 2.860 ha. Huyện phấn đấu đến hết tháng 2 kết thúc cấy lúa và chuyển trọng tâm sang trồng màu.

 

Ngay từ sáng sớm, khi những đám sương mù chưa tan tại cánh đồng xóm Mỏ, thị trấn Lương Sơn, khí thế sản xuất đã rất sôi động. Chị Nguyễn Thị Hảo ngừng tay cấy cho biết: Rút kinh nghiệm từ đợt rét đậm năm ngoái, gia đình thực hiện gieo mạ che phủ ni lon chống rét cho mạ. Chị em trong xóm thực hiện cấy đổi công cho nhau nên giảm chi phí và công lao động. Diện tích cấy của gia đình tôi hơn 2.000 m2, chủ yếu giống lúa thuần chất lượng cao, bình quân 3 kg giống / 1.000 m2, cấy 1 dảnh.

 

ông Nguyễn Anh Đức, Trưởng phòng NN &PTNT huyện Lương Sơn cho biết: Từ đầu tháng 1, nông dân trong huyện cùng với việc tập trung nhân lực đẩy nhanh tiến độ thu hoạch cây vụ đông, tăng cường phương tiện, máy móc tiến hành cày ải đất, chuẩn bị phân hữu cơ và các điều kiện phục vụ sản xuất, đảm bảo gieo trồng hết diện tích trong khung thời vụ tốt nhất. Thời điểm trước Tết Nguyên đán, do thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài, các xã, thị trấn và đội ngũ cán bộ khuyến nông, cán bộ BVTV trên địa bàn huyện đã hướng dẫn nông dân áp dụng biện pháp che phủ ni lon chống rét cho toàn bộ diện tích mạ; tuyệt đối không được gieo mạ, cấy lúa, không bón đạm cho mạ những ngày nhiệt độ dưới 15oC; theo dõi chặt chẽ tình hình sâu bệnh hại trên mạ để kịp thời phòng trừ bằng các loại thuốc đặc trị, trong đó đặc biệt chú ý đến các loại bệnh hại do nấm, vi khuẩn như khô vằn, thối nhũn...; chuẩn bị đủ giống dự phòng đảm bảo chất lượng để kịp thời gieo mạ bổ sung; chuyển đổi những diện tích cấy lúa bấp bênh sang trồng cây màu có khả năng chịu hạn tốt như ngô, lạc, đậu tương...; tăng cường kiểm tra và tổ chức quản lý chặt chẽ nguồn nước, sử dụng nước tưới tiết kiệm hợp lý; chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ cho sản xuất...

 

Huyện đã gieo 80 tấn mạ, trong đó 52 tấn lúa thuần, 18 tấn lúa lai và 10 tấn giống lúa khác. 100% mạ được che phủ nilon đúng kỹ thuật, phát triển bình thường, đảm bảo đủ mạ để cấy hết diện tích theo kế hoạch. Rút kinh nghiệm vụ xuân năm 2011, huyện chỉ đạo cấy lúa xuân khi nhiệt độ trung bình ngày trên 15oC, cấy nông tay và bằng mạ súc. Tăng cường sử dụng phân chuồng và bón phân cân đối để cây lúa sinh trưởng khỏe có khả năng chống chịu sâu, bệnh. Hướng dẫn nông dân sử dụng bảng so màu lá lúa khi bón phân để hạn chế bón thừa đạm gây lãng phí.

 

Tình hình cung ứng giống lúa, ngô trên địa bàn huyện cơ bản đáp ứng nhu cầu của nhân dân, chất lượng, số lượng và giá cả đảm bảo. UBND huyện đã trích ngân sách hỗ trợ 4, 4 tấn giống lúa gồm các giống TBR45, BC15, HK4 cho các xã, thị trấn trong huyện. Ngoài ra, công tác thông tin tuyên truyền, chuyển giao tiến bộ KH -KT được phối hợp tốt giữa tổ chức khuyến nông và đài PT -TH huyện đảm bảo thông tin đến được với người nông dân. Đi đôi với tổ chức quản lý tổ khuyến nông cơ sở triển khai các mô hình trình diễn về giống, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới về thâm canh trên đồng ruộng. Ban chỉ đạo sản xuất huyện và các xã, thị trấn xác định các vấn đề trọng tâm, trọng điểm để chỉ đạo và bám sát cơ sở xử lý vấn đề mới phát sinh ngay từ khi mới nảy sinh trong sản xuất.

 

 

                                                                          Đinh Thắng

 

Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục