Nông dân xã Bình Chân (Lạc Sơn) chăm sóc mía tím chờ sự ổn định của thị trường.

Nông dân xã Bình Chân (Lạc Sơn) chăm sóc mía tím chờ sự ổn định của thị trường.

(HBĐT) - Cây mía tím đã gắn bó với mảnh đất, con người Lạc Sơn hàng chục năm nay, góp phần không nhỏ trong việc cải thiện cuộc sống, giúp nhiều hộ dân xóa đói, giảm nghèo. Thấy được hiệu quả từ cây mía tím, người dân Lạc Sơn đã mạnh dạn đầu tư, mở rộng diện tích trồng mía tím. Thế nhưng, sau những tháng ngày tận hưởng “mật ngọt”, đến thời điểm này, cây mía tím đã bắt đầu có “vị đắng” khi liên tục bị rớt giá. Đến kỳ thu hoạch, không có ai mua...

 

Đến Lạc Sơn những ngày này, tiếp xúc với người dân, chúng tôi mới thấy hết “vị đắng” của mía tím. Những vườn mía xanh mướt, cây chắc nịch, tròn lẳn vẫn đang chờ người mua. Gạt những giọt mồ hôi lăn dài trên má, anh Bùi Văn Tiệp, xóm Cành 1, xã Bình Chân chỉ tay về phía ruộng mía hơn 6.000 m2 của gia đình nói: Những vườn mía kia thời  điểm này năm ngoái mọi người tranh nhau mua, nhưng nay mía đã quá tuổi vẫn chẳng ai thèm ngó tới, cũng đành để  đó chờ đợi, bây giờ có chặt ra cũng chả có ai đến mua. Gia đình anh Tiệp trồng 6.0002  mía tím, trước đây cho thu nhập mỗi năm không dưới 80 triệu đồng /năm, nhưng năm nay thì “lỗ chổng vó”. Anh Tiệp cho biết, anh vẫn còn may mắn là không phải đi vay tiền để đầu tư cho cây mía. Anh Bùi Văn Lịch, ở xóm Cành 1, xã Bình Chân đang đau đầu vì mía không thu hoạch được, trong khi nợ nần chồng chất, gia đình thuộc diện hộ nghèo của xã. Anh Lịch cho biết: “Đây không phải là năm đầu tiên gia đình tôi đầu tư trồng mía, nhưng chưa thấy năm nào cây mía lại ế ẩm như năm nay. Không có tiền, tôi đành đi vay hơn chục triệu đồng để mua giống, mua phân, trả tiền thuê người làm đất, chăm sóc mía. Thấy ruộng mía tươi tốt từng ngày, vợ chồng tôi vui lắm. Vậy mà, giờ đã đến kỳ thu hoạch nhưng vẫn chẳng thấy ai ngó ngàng tới. Cũng có mấy người đến xem rồi nhưng giá thấp quá. Cứ đà này, gia đình tôi không biết làm sao có tiền để trả nợ. Một thực tế đáng buồn đó là giá mía rẻ nên nhiều người dân bỏ tiền mua mía về cho trâu bò ăn thay cỏ.

 

Từ nhiều năm nay, cây mía tím đã mang lại cho nông dân Lạc Sơn nhiều sự đổi thay đáng kể. So với các loại cây trồng khác như: ngô, sắn, lúa... thu nhập từ cây mía tím cao hơn hẳn và đầu ra của mía tím cũng thuận lợi hơn khi có thị trường tiêu thụ rộng. Giá bán của mía tím cũng tương đối cao, khoáng 3 triệu đồng /sào tùy theo chất lượng mía. Chính vì vậy, cây mía tím nhanh chóng được bà con chọn làm cây trồng chủ lực và nhân rộng diện tích. Những năm trước, việc tiêu thụ mía diễn ra thuận lợi, giá bán cao. Năm nay, chỉ những ruộng mía được thu hoạch trong khoảng thời gian đầu vụ có giá bán tương đối cao. Còn số diện tích mía thu hoạch về sau này, giá rớt thê thảm. Anh Bùi Văn Phan, xóm át, xã Vũ Lâm cho biết: “Nhà mình trồng 4.000m2 mía, năm ngoái cón bán được hơn 3 triệu /sào, năm nay chỉ bán được 2, 5 triệu đồng, trừ chi phí phân bón đã hết mất 2 triệu đồng, coi như làm không công. Việc cây mía tím rớt giá đã tác động trực tiếp đến đời sống của người trồng mía.

 

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, nguyên nhân dẫn tới tình trạng sụt giá của cây mía tím như hiện nay là do chất lượng giảm sút, mía Lạc Sơn không được ngọt và chắc thịt như những năm trước đây. Thời gian qua, do ảnh hưởng thời tiết nên chất lượng của cây mía tím cũng bị xuống, tỷ lệ những cây mía đẹp ít dần. Mặt khác, tác động của giá cả phân bón, chi phí vận chuyển, công chăm sóc đều tăng cao nên người dân ít có sự đầu tư, khiến cây mía tím đạt chất lượng thấp. Giao thông đi lại khó khăn cũng là mọt trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến giá mía và việc tiêu thụ mía của huyện.

 

Theo thống kê của Phòng NN &PTNT huyện Lạc Sơn, vụ mía năm 2011, diện tích trồng mía tím đạt khoảng 650 ha. Tập trung chủ yếu ở 6 xã vùng Đại Đồng là: Vũ Lâm, Bình Chân, Bình Cảng, Tân Mỹ, ân Nghĩa, Yên Nghiệp và một số xã vùng huyện như Xuất Hóa, Định Cư, Liên Vũ, Hương Nhượng... Hiện nay, toàn huyện mới chỉ thu được khoảng 60% diện tích mía tím, số còn lại vẫn còn ngoài ruộng nhưng không có người hỏi mua. Được biết, trong kế hoạch phát triển nông nghiệp của huyện, bên cạnh cây ngô, cây sắn... cây mía tím cũng là đối tượng chủ lực. Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Văn Dậy, Phó trưởng phòng NN &PTNT huyện cho biết: “Việc sụt giá của cây mía tím hiện nay chỉ là sự biến động nhất thời do tác động của thời tiết. Khi thời tiết ấm lên, chắc chắn việc tiêu thụ mía sẽ khả quan hơn. Do đặc thù của cây mía tím chỉ là cây trồng hàng năm, nên quan điểm của huyện là chỉ gợi ý bà con trồng chứ không bắt buộc thực hiện và cần chú trọng đến chất lượng sản phẩm chứ không phải về số lượng. Đối với đất trồng cây mía tím, huyện khuyến khích bà con nông dân nên tận dụng những diện tích đất khai hoang không mang lại hiệu quả kinh tế cao do trồng những loại cây khác để chuyển sang trồng mía. ông Dạy cho biết thêm: Qua thực trạng mía rớt giá hiện nay, huyện sẽ chú trọng xem xét lại các thị trường một cách chắc chắn hơn, từ đó xây dựng kế hoạch cụ thể để tư vấn cho bà con nông dân nên tính toán một cách kỹ lưỡng thời điểm thu hoạch nhằm hạn chế những tác động của thời tiết. Đồng thời, huyện cũng khuyến cáo bà con nên bình tĩnh, giữ những diện tích mía còn lại để chờ sự ổn định trở lại của thị trường, tránh tình trạng tư thương lợi dụng ép giá.

 

 

                                                              Thanh Tuyền (TTV)

 

 

Các tin khác


Tháo gỡ vướng mắc đường liên kết vùng

Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) là dự án giao thông trọng điểm của tỉnh, khi hoàn thành mở ra cơ hội rất lớn kết nối thông thương, khai thác tiềm năng, lợi thế, phát triển đô thị, dịch vụ. Với ý nghĩa quan trọng đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), chuyển đổi đất rừng, đất lúa, đẩy nhanh tiến độ triển khai.

Hiệu quả từ tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện

Sử dụng tiết kiệm điện đem lại lợi ích "kép”, giúp giảm áp lực cấp điện trong bối cảnh cung cấp điện gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt giúp chúng ta giảm chi phí sử dụng điện, nhất là trong mùa nắng nóng khi nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến.

Giá vàng sáng 19/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 19/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82,1 - 84,12 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra). Giá vàng nhẫn công ty này niêm yết ở mức 74,7 -76,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Xã Đồng Ruộng tìm hướng thoát nghèo từ nuôi dê

Thực hiện công tác giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời gian qua, nhiều hộ trên địa bàn xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) đã phát triển, nhân rộng mô hình nuôi dê, đem lại thu nhập đáng kể, giải quyết việc làm, mở ra hướng phát triển kinh tế cho người dân.

Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục