Ngày 1.3, khảo sát giá gas trên thị trường bán lẻ cho thấy, hầu hết các nhãn hiệu gas đều đã tăng giá thêm khoảng 50.000 đồng/bình gas 12kg.

 

Hiện giá gas bán lẻ đến tay người tiêu dùng dao động trong khoảng 475.000 – 480.000 đồng/bình 12kg, đạt mức giá kỷ lục chưa từng có từ trước đến nay.

Giá gas tăng kỷ lục

Khảo sát một số cửa hàng, đại lý kinh doanh gas trên địa bàn HN trong ngày 1.3, các cửa hàng, đại lý đều cho biết giá gas đã tăng trên 50.000đ/kg. Tại cửa hàng gas Ngọc Linh - 396 Trương Định (quận Hai Bà Trưng - HN), anh Ngọc - chủ cửa hàng - cho biết: Bình gas CD 12kg của PetroVietnam giá 480.000đ/kg; trong khi cũng loại bình tương tự của Petrolimex được bán giá 495.000đ/bình, tăng 53.000đ/bình so với giá cũ. Loại bình 13 kg của Petrolimex còn có giá tới 535.000đ/bình. Chủ cửa hàng này giải thích, từ 1.3, các Cty đầu mối đều thông báo tăng giá gas, nên buộc đại lý cũng phải tăng theo.

Biểu đồ biến động giá gas từ tháng 3.2011 - 3.2012. Ảnh: Kỳ Anh - Mộng Thoa
Biểu đồ biến động giá gas từ tháng 3.2011 - 3.2012. Ảnh: Kỳ Anh - Mộng Thoa
w Người tiêu dùng đã phải chi thêm tới 50.000 đồng cho mỗi bình gas 12kg từ 1.3. w Biểu đồ biến động giá gas từ tháng 3.2011 - 3.2012 (ảnh trên). Ảnh: Kỳ Anh - Mộng Thoa
Người tiêu dùng đã phải chi thêm tới 50.000 đồng cho mỗi bình gas 12kg từ 1.3.

Tại thị trường TPHCM, ông Đỗ Trung Thành - Phó phòng kinh doanh gas Cty Saigon Petro cho biết: “Từ ngày 1.3, giá gas SP tăng 4.333đ/kg, tương đương 52.000đ/bình 12kg so với giá đầu tháng 2.2012. Giá bán lẻ tối đa đến tay người tiêu dùng khu vực TPHCM là 477.000đ/bình 12kg.

Lý do tăng giá đợt này là vì giá gas thế giới giao trong tháng 3.2012 vừa công bố 1.205USD/tấn, tăng 180USD/tấn so với tháng 2.2012”. Không chỉ có Cty Saigon Petro điều chỉnh giá từ ngày 1.3, khảo sát thị trường cho thấy, bước sang ngày đầu tháng 3.2012, hầu hết các nhãn hiệu gas đều đã tăng giá bán thêm khoảng 50.000đ/bình 12kg so với ngày cuối tháng 2.2012.

Như vậy, giá gas bán lẻ đã tăng thêm 126.000đ/bình 12kg so với thời điểm cuối tháng 12.2011, đẩy giá gas lên mức kỷ lục kể từ khi chất đốt này được người tiêu dùng (NTD) Việt Nam sử dụng làm nhiên liệu trong gia đình. Còn nếu tính trong vòng hơn 2 tháng qua, sau 4 lần điều chỉnh tăng giá, giá gas bán lẻ trong nước đã tăng thêm 35%. Điểm lại 4 lần điều chỉnh tăng giá từ đầu năm đến nay, có 3 lần lý do tăng được các Cty lý giải do giá thế giới tăng và 1 lần điều chỉnh giá do tăng mức thuế nhập khẩu. Nếu so với cùng kỳ năm ngoái, giá gas hiện nay đã thêm 148.000đ/bình 12kg, tăng 45% trong vòng 1 năm.

Trước tình hình giá gas tăng đột biến trong 2 tháng nay, không ít NTD đã chuyển sang chọn nguồn nhiên liệu khác làm chất đốt trong gia đình thay gas. Chị Ngọc Ánh - đường Lê Văn Lương, huyện Nhà Bè cho biết: “Không thể tưởng tượng được gas tăng thêm 125.000đ/bình chỉ trong 2 tháng. Chỉ qua một ngày là đã tăng thêm 50.000đ/bình. Cộng với tình trạng sang chiết gas lậu nở rộ, tình trạng cháy nổ xảy ra gần đây..., gia đình tôi quyết định chuyển sang sử dụng bếp điện”. Thế nên, theo ghi nhận của các Cty, sức tiêu thụ mặt hàng gas giảm mạnh từ đầu năm đến nay. Ông Lê Phúc Đại -  TGĐ Cty năng lượng Vinagas - cho biết: “Trong tháng 1.2012, sức tiêu thụ gas giảm khoảng 15% và tiếp tục giảm khoảng 20% trong tháng 2.2012”.

Giá gas chưa thể “bình ổn”

Trước tình hình giá gas tăng cao, trong khi mặt hàng gas đã khá thông dụng trong đời sống xã hội, một số DN kinh doanh gas kiến nghị Nhà nước cần có giải pháp bình ổn thị trường gas. Hiện nay, sản xuất gas trong nước đã đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu thị trường. Do vậy, để hạ nhiệt giá gas, Nhà nước cần có chính sách bù giá từ nguồn gas trong nước, đồng thời giảm thuế NK để ổn định thị trường.

TPHCM đang tiên phong trong việc tìm biện pháp đưa mặt hàng gas vào chương trình bình ổn giá nhằm đảm bảo đời sống người dân. Theo dự thảo của Sở Công Thương TPHCM, việc bình ổn mặt hàng gas sẽ kéo dài trong 1 năm (từ 1.4.2012 đến 31.3.2013). Giá bán được các DN tham gia chương trình xây dựng và đăng ký với Sở Tài chính thành phố theo nguyên tắc xác định đầy đủ cơ cấu giá thành theo các yếu tố hình thành giá, đảm bảo tính hợp lý, ổn định (từ 3 - 6 tháng) và dẫn dắt thị trường. Nếu giá nguyên liệu và chi phí đầu vào tăng từ 5 - 10% so với đăng ký ban đầu, các đơn vị chủ động thực hiện lại việc đăng ký giá bán và được điều chỉnh giá sau khi Sở Tài chính thẩm định và chấp thuận.

Từ 1.3, giá gas tăng khoảng 50.000đ/bình 12kg.     ảnh: Tr.Phan
Từ 1.3, giá gas tăng khoảng 50.000đ/bình 12kg. ảnh: Tr.Phan

Bà Lê Thị Anh Mẫn - Phó Chủ tịch Hiệp hội Gas - cho biết: “Chi phí nguyên liệu hiện chiếm đến 90% giá thành sản phẩm gas bán ra thị trường. Trong khi đó, lượng gas sản xuất trong nước từ hai nhà máy Dinh Cố và Dung Quất không đủ, nên phần lớn các doanh nghiệp phải nhập khẩu. Giá gas tại thị trường trong nước luôn phải lên xuống, phụ thuộc theo giá thị trường thế giới”. Thế nên, hiện giữa Sở Công Thương TPHCM và các đầu mối cung ứng gas trên địa bàn thành phố vẫn chưa có được sự đồng thuận chính thức về chương trình bình ổn mặt hàng gas. Bởi theo các doanh nghiệp, thời gian bình ổn mà sở đưa ra là quá dài trong khi giá gas biến động liên tục.

 

                                                          Theo Báo Laodong

 

Các tin khác


Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.

Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục