Nông dân xã Đông Bắc (Kim Bôi) chuyển đổi diện tích dưa hấu sang trồng bí đỏ.

Nông dân xã Đông Bắc (Kim Bôi) chuyển đổi diện tích dưa hấu sang trồng bí đỏ.

(HBĐT) - Vụ xuân - hè năm 2012, diện tích dưa hấu trên địa bàn tỉnh sụt giảm đáng kể. Đến thời điểm này, khi thời vụ trồng vừa kết thúc, tổng diện tích chỉ đạt 552 ha/1.000 ha như kế hoạch.

 

Theo ông Nguyễn Thế Hách, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính (Sở NN-PTNT), những năm trước đây, cây dưa hấu được nông dân trong tỉnh đưa vào sản xuất vụ xuân với diện tích khá lớn (thường từ 1.000 ha trở lên/vụ/năm). Có năm cao điểm, diện tích trồng lên tới 1.800 ha. Về chất lượng quả và sản lượng được đánh giá tốt so với một số tỉnh phía Bắc khác cùng tham gia trồng loại cây này như: Lạng Sơn, Hải Dương, Hưng Yên nhờ điều kiện thổ những, khí hậu phù hợp.  Năm 2010, năng suất dưa hấu cả tỉnh đạt 17,75 tấn/ha, đến năm 2011 đạt mức bình quân 18,3 tấn/ha.

 

Vùng trồng dưa hấu tập trung ở các huyện Kim Bôi, Lạc Sơn, Tân Lạc, Lạc Thủy và rải rác ở một vài xóm, xã của huyện Lương Sơn. Tuy nhiên, hiện nay, ở chính những vùng tập trung này, nông dân không còn mặn mà với cây dưa hấu. ông  Ngọ Đình Tâm, Phó phòng NN & PTNT huyện Lạc Thủy cho biết: hàng năm, diện tích dưa hấu chiếm không ít hơn 100 ha. Nhưng vụ này, toàn huyện chỉ trồng 8,2 ha, hầu hết diện tích trồng dưa hấu đã được bà con chuyển sang trồng cây họ bầu, bí khác có đầu ra thuận hơn là bí xanh. Hiện nay, diện tích bí xanh của huyện đã trồng 162 ha, các xã trồng nhiều là Phú Thành 40 ha, An Bình 30 ha, Phú Lão 22 ha, Liên Hòa 10 ha, Thanh Nông 10 ha. Bà con nông dân các xã cho hay, so với dưa hấu, trồng bí xanh có giá trị kinh tế cao hơn lại giảm bớt yếu tố rủi ro do thời tiết, thị trường.

 

Cũng như hàng trăm nông dân khác trong vùng, hộ bà Bùi Thị Sim ở xóm Đồi Bổi, xã Sào Báy (Kim Bôi) thường trồng dưa hấu trên diện tích ruộng 1 vụ của gia đình. Thế nhưng kể từ sau vụ dưa hấu rớt giá vào năm ngoái, gia đình bà nghĩ đến mà sợ. Năm nay, bà mua giống bí đỏ về trồng ở diện tích canh tác dưa hấu hàng năm. Bà bảo, không học đâu xa, thấy các hộ khác trước cũng trồng dưa nay chuyển sang trồng bí đỏ, bí xanh ở xã bạn Nam Thượng đều cho giá trị cao hơn mà độ an toàn trong thu hoạch sản phẩm cũng hơn hẳn. Bà Sim diễn giải: Nghề trồng dưa hấu phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. Chỉ cần một trận mưa rào, cả ruộng dưa nứt vỡ hết, chưa kể mưa bão gây úng ngập cục bộ, nông dân dễ rơi vào tình cảnh thất thu, thậm chí mất trắng. Thêm vào đó, dưa hấu là sản phẩm nông nghiệp mang tính thời vụ, thời gian thu hoạch ngắn, yếu tố thị trường nhiều rủi ro nên nếu thời tiết mưa nhiều, dưa bán chậm, giá lại càng rớt thảm.

 

Xét ở khía cạnh thị trường, dưa hấu là mặt hàng hoa quả tươi, không qua khâu chế biến. Thị trường dưa hấu trong tỉnh lâu nay vốn là tiêu thụ tự do nên càng chứa đựng rủi ro. Nhớ lại thời điểm năm 2010, giá dưa hấu đầu vụ không dưới 7.000 đồng/kg, ở giữa vụ giá giữ trong khoảng từ 4.000 - 5.000 đồng/kg, người trồng dưa vẫn còn có lãi. Sang năm 2011, giá dưa hấu xuống quá thấp (2.000 - 3.000 đồng/kg. Theo tính toán của hộ nông dân, trồng bí đỏ có kỹ thuật canh tác tương tự dưa hấu, năng suất đạt khoảng 30 tấn/ha. Với giá thị trường ổn định như hiện nay, giá trị kinh tế của bí đỏ chí ít cũng tương đương dưa hấu, đặc biệt là đầu ra thuận lợi hơn, quá trình bảo quản được trong thời gian dài.

 

Theo ông Nguyễn Hồng Yến, Phó Chi cục BV-TV, về nguyên nhân khách quan dẫn đến diện tích dưa hấu sụt giảm là ở nhiều tỉnh, thành phía Bắc đang mở rộng diện tích dưa hấu trong khi nhu cầu tiêu thụ nông sản không có gì đột biến, tình trạng thu hẹp diện trồng cũng là điều dễ hiểu. Thêm vào đó, tỉnh ta không có quy hoạch chi tiết cho sản phẩm dưa hấu. Đây cũng là loại cây trồng có yếu tố rủi ro dịch bệnh cao, nhiễm nhiều đối tượng sâu bệnh. Hiện nay, nông dân đang tập trung trồng bí xanh, bí đỏ với không dưới 1.000 ha, đây được coi là sự tự điều chỉnh hợp lý đối với loại cây trồng ngắn ngày. Tuy nhiên, nhiều năm qua, dưa hấu trồng trên địa bàn tỉnh vẫn được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng, nếu để mất vùng dưa truyền thống của tỉnh quả là điều đáng tiếc - ông Yến nhận định.

 

 

                                                                                Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Huyện Lạc Thuỷ huy động trên 137 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thuỷ, trong quý I/2024, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện là 137,3 tỷ đồng.

Huyện Mai Châu chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Thời tiết đang chuyển sang nắng nóng, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi. UBND huyện Mai Châu đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp các địa phương chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho đàn vật nuôi.

Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục