Nông dân xã Trung Bì (Kim Bôi) dồn điền, đổi thửa, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, chăm sóc cây trồng.

Nông dân xã Trung Bì (Kim Bôi) dồn điền, đổi thửa, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, chăm sóc cây trồng.

(HBĐT) - Xác định việc dồn điền, đổi thửa để phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, từ đó giúp nông dân từng bước làm giàu trên chính đồng đất của mình. Những năm qua, các địa phương trong tỉnh đã và đang triển khai tích cực, có hiệu quả công tác dồn điền, đổi thửa hướng tới việc xóa bỏ tình trạng ruộng đất manh mún, nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị canh tác.

 

Theo thống kê của Sở TN &MT, toàn tỉnh có tổng diện tích đất nông nghiệp 353.074,93 ha, chiếm 67,61% diện tích đất tự nhiên. Trong đó, đất trồng cây hàng năm 53.833 ha, bao gồm đất lúa gần 30.000 ha, đất cỏ dùng vào chăn nuôi 289 ha, đất trồng cây hàng năm khác   23, 6 nghìn ha và đất trồng cây lâu năm 11.557 ha. Thực hiện Nghị định 64/CP của Chính phủ, đến nay, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đã thực hiện giao khoảng 1.807.506 ha thửa đất nông nghiệp (chủ yếu là đất trồng cây hàng năm) với diện tích 46.012, 2 ha cho các gia đình trực tiếp SXNN, diện tích còn lại do các tổ chức kinh tế, UBND xã quản lý (đất 5%, đất cộng đồng, đất khó giao) và đất trồng cây lâu năm. Có thể nói, việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân theo Nghị định 64/CP đã tạo động lực thúc đẩy phát triển KT -XH ở nông thôn. Các hộ nông dân sau khi được giao đất đã tự chủ trong sản xuất, đầu tư, áp dụng tiến bộ KH -KT, sử dụng giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt nên giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích đã không ngừng tăng, góp phần XĐ -GN, từng bước nâng cao đời sống người dân. Từ việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình cùng nhiều chính sách hỗ trợ đã thúc đẩy SXNN theo hướng hàng hóa, tích cực áp dụng tiến bộ KH -KT vào sản xuất, thâm canh tăng vụ. Qua đó đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đảm bảo nhu cầu, an ninh  lương thực tại chỗ cho người dân.

 

Qua thực tế khảo sát tại một số địa phương, đến nay, công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn tỉnh đã thực hiện xong tại xã Dân Chủ (TPHB), xã Địch Giáo (Tân Lạc), xã Vĩnh Đồng, Sơn Thủy (Kim Bôi). Hiện nay, một số xóm của xã Nam Thượng, xã Kim Bôi (Kim Bôi) cũng đang trong quá trình triển khai thực hiện. Xã Dân Chủ trước khi thực hiện dồn điền, đổi thửa, tổng số hộ được giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 465 hộ với 2.051 nhân khẩu, diện tích giao 165,7 ha, bằng 6.345 thửa, bình quân mỗi hộ có từ 14 thửa (hộ nhiều nhất là 30 thửa, ít nhất là từ 1 - 3 thửa), bình quân diện tích là 261m2/thửa. Sau khi dồn điền, đổi thửa, mỗi hộ chỉ còn 5 - 6 thửa, diện tích bình quân 665m2/thửa. Tại xã Sơn Thủy (Kim Bôi), trước khi dồn điền, đổi thửa, tổng diện tích đất nông nghiệp 117,3 ha, bằng 4.600 thửa, bình quân mỗi hộ có 6 thửa với diện tích 255 m2 /thửa. Sau khi thực hiện dồn điền, đổi thửa, bình quân mỗi hộ có 2 thửa, diện tích 1.266 m2 /thửa...

 

Sau khi thực hiện thành công việc dồn điền, đổi thửa, tại các địa phương đã xóa bỏ được tình trạng ruộng đất manh mún, tiết kiệm chi phí sản xuất, kết hợp với quy hoạch và xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng. Từ đó tạo điều kiện cho nông dân áp dụng các tiến bộ KH -KT, đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Ngoài ra, việc dồn điền, đổi thửa đã hình thành vùng sản xuất tập trung có sự quản lý. Vì vậy, quá trình thực hiện dồn điền, đổi thửa tại các địa phương cũng đã được tiến hành một cách dân chủ, trên tinh thần tự nguyện, công khai cùng có lợi, phù hợp với lợi ích chung, bảo đảm đoàn kết cộng đồng, thúc đẩy sản xuất phát triển; không gây xáo trộn trong đời sống tại địa phương.

 

Thấy rõ những lợi ích trước mắt cũng như về lâu dài, việc dồn điền, đổi thửa đã được đa số người dân đồng tình ủng hộ. Có một số nơi, một số nhóm hộ đã tự thống nhất và trao đổi ruộng đất cho nhau. Ruộng đất của các hộ sau khi dồn điền, đổi thửa sẽ tập trung thành khu vực thuận lợi cho đầu tư thâm canh, chăm sóc, bảo vệ, cải tạo đất, hạn chế tình trạng manh mún, nhỏ lẻ. Từ đó, năng suất, sản lượng cây trồng tăng, hiệu quả kinh tế được nâng cao. Sau khi dồn điền, đổi thửa, các tuyến giao thông nội đồng cũng được mở rộng, làm mới, thuận lợi cho việc đầu tư, áp dụng tiến bộ KH -KT và xây dựng các mô hình sản xuất gắn với vùng sản xuất kinh tế tập trung. Điều tiết nước tưới, tiêu thuận lợi, chủ động, không còn tình trạng tranh chấp nước tưới giữa các vùng, tạo tâm lý yên tâm sản xuất, tích cực đầu tư thâm canh, nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả.

 

Thành công đó là do có sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các địa phương kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Cán bộ, đảng viên và nhân dân đã có nhận thức đúng đắn trước thực trạng, yêu cầu bức xúc phải thực hiện chuyển đổi đất nông nghiệp. Đặc biệt, trong quá trình thực hiện tại các địa phương đã thực sự phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ ở cơ sở, trên tinh thần dân chủ bàn bạc, tự nguyện, bình đẳng, phù hợp với lợi ích chung.

 

 

                                                                                Mạnh Hùng

 

Các tin khác


Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh): Giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh 

(HBĐT) - Sáng 6/6, đoàn giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách (KT-NS) HĐND tỉnh giám sát trực tiếp đối với Sở TN&MT, Sở NN&PTNT việc tổ chức thực hiện các Nghị quyết (NQ) của HĐND tỉnh từ năm 2019-2022 về: Phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng; về thông qua danh mục các dự án cần thu hồi đất (THĐ); về thông qua danh mục các dự án chuyển mục đích sử dụng đất (SDĐ). Dự, chỉ đạo buổi giám sát có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, Trưởng Ban KT-NS, Trưởng đoàn giám sát chủ trì hội nghị.

Huyện Đà Bắc đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng

(HBĐT) - Để phát triển kinh tế rừng bền vững, huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, chuyển đổi tập quán sản xuất lâm nghiệp từ quảng canh sang thâm canh, tăng tỷ lệ trồng rừng gỗ lớn, phục vụ chế biến gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

Tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển

Đồng hành với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước qua nhiều thời kỳ, kinh tế tư nhân đã phát triển không ngừng cả về quy mô và chất lượng, được khẳng định là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tư nhân phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước cần có thêm nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi môi trường kinh doanh, tiếp cận các nguồn lực, tạo đà cho kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển lâu dài, hoạt động bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.

Diễn đàn báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững

(HBĐT) - Chiều 5/6, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn Báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững. Diễn đàn có sự tham gia của gần 200 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc TP Hà Nội; các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, các chuyên gia, luật sư, cơ quan báo chí các tỉnh phía Bắc.

Tỉnh Hòa Bình tham gia giới thiệu sản phẩm tại Hội chợ Thương mại - du lịch quốc tế Nha Trang 

(HBĐT) - Từ ngày 1- 7/6, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa diễn ra "Hội chợ Thương mại – du lịch quốc tế Nha Trang 2023” nhằm hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và hưởng ứng Chương trình Festival biển Nha Trang – Khánh Hòa 2023.

Xã Suối Hoa từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông

(HBĐT) - Xã Suối Hoa (Tân Lạc) có địa hình phức tạp, chủ yếu là núi đá xen kẽ đồi nên vấn đề giao thông gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua, xã huy động mọi nguồn lực, từ nguồn đầu tư của Nhà nước và nội lực trong Nhân dân từng bước xây dựng mạng lưới giao thông hoàn thiện, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục